CỞI TRÓI II
tức Phương Trời Cao Rộng 5
truyện dài của Vĩnh Hảo
Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1997
oOo
CHƯƠNG HAI MƯƠI BỐN
Nàng chở tôi đến chỗ nhà anh Cường để gặp Tửu. Chúng tôi chia tay nhau ở đầu hẻm. Nàng dặn ḍ tôi đủ thứ. Đi đứng cẩn thận, coi chừng lại bị người ta gạt. Nhớ khi nào gặp ǵ trở ngại cứ chạy đến nhà em. Thứ Năm tuần tới cùng đi với em ra Nha Trang, vậy anh phải đến nhà em trước ngày đó... Tôi gơ cửa nhà anh Cường. Một người đàn ông trung niên, thấp người, mặt mày hiền từ, giọng nói ôn tồn lịch sự: “Anh cần chi ạ?” “Anh Cường đây phải không?” “Vâng, tôi đây. Sao... thầy biết tôi?” “Anh không biết tôi nhưng tôi biết anh chứ. Tôi là Khang, bạn của Tửu.” “A, thầy Khang, tôi cũng biết thầy mà! Tôi và Tửu tụng kinh cầu nguyện cho thầy mỗi đêm. Thầy vào đi.” Theo sự hướng dẫn của anh Cường, tôi lên gác, gơ cửa pḥng Tửu. Tửu mở cửa thấy tôi th́ sửng sốt một lúc rồi reo lên, nhào tới ôm lấy tôi, khóc. Ngày tôi chưa vào tù, Tửu hăy c̣n h́nh thức tu sĩ, bây giờ Tửu cũng như tôi, tóc dài, áo sơ mi, quần tây. Mới hôm nào, chúng tôi c̣n là những chú tiểu, tu học chung với nhau dưới mái Phật học viện, san sẻ chia sớt với nhau bao niềm vui học Phật hoặc nỗi khổ nhọc trong nếp sống đạm bạc đói nghèo của xứ Quảng cằn khô để cùng nuôi dưỡng chí nguyện xuất trần; rồi chúng tôi lớn lên cùng với nỗi mơ ước đến xứ Phật, với giấc mộng làm hành khất lang thang du hóa, b́nh bát ca-sa dạo chơi trên đường mây xa ngút... Thoắt cái đă mười mấy năm, hai chú tiểu thuở ấy trở thành hai thanh niên thế tục, xếp cất ca-sa, chôn bao giấc mộng cũ để dấn ḿnh vào cơn gió bụi. Tôi cũng muốn được khóc như Tửu, nhưng không rơi nổi một giọt lệ. Chờ Tửu b́nh tâm trở lại, tôi mới hỏi thăm t́nh h́nh bên ngoài trong ṿng hai năm qua. Trước tiên là chuyện Tửu vượt biên. Mới đêm qua, Tửu đi thất bại quay trở về lúc 2 giờ khuya. Tửu nói lúc lên đường xuống băi, anh bỗng thấy ray rứt là bỏ đi khi tôi c̣n ở tù. Có lẽ cũng chính v́ cái ray rứt này mà khi chuyện vượt biên không thành, anh chẳng thấy buồn ǵ hết. Quay trở về không ngờ lại được gặp tôi. Tửu c̣n cho biết có nhiều bạn bè của tôi cũng phải cải trang làm người thế tục để đi vượt biên như Tửu. Đây chẳng phải là điều ǵ mới lạ đối với tôi, v́ trước khi vào tù, tôi cũng đă từng gặp gỡ khá nhiều tăng sĩ cải trang người thế tục, ẩn lánh trong nhà phật-tử, cho đến khi nào đi được ra nước ngoài mới cạo đầu khoác ca-sa, quay lại h́nh thức cũ. Đối với họ, cuộc sống trong nước đă trở thành cuộc sống tạm bợ. Người dân nước tôi sống tạm bợ chờ ngày đi ngước ngoài th́ tăng sĩ trẻ nước tôi cũng vậy, vừa tu tập, vừa chờ đợi một chuyến đ̣ sang sông. Ở đời sống này, cái ǵ cũng bấp bênh. Mọi người sống tạm để chờ cơ hội lên đường. Thực ra, tu sĩ chúng tôi được giáo dục từ nhỏ rằng thế gian này hiện hữu như một giấc mộng (kinh Lăng Già) hay như nhà lửa (kinh Pháp Hoa), th́ đáng lẽ không e ngại ǵ một cảnh sống bấp bênh, hực lửa cả; vậy mà chúng tôi cứ phải lên đường tị nạn, bỏ nơi hực lửa này để t́m đến chỗ hực lửa khác. Chúng tôi biết ở một nơi nào đó ngoài xứ này th́ vẫn không ngoài cái nhà lửa và giấc chiêm bao như trong kinh nói, vậy mà chúng tôi vẫn cứ loay hoay với tṛ chơi trốn t́m rượt bắt. Cái thảm cảnh này, ngoại nhân nh́n vào e sẽ lắc đầu khó hiểu. Chỉ có thể giải thích được rằng ở nơi chốn khác trong cùng căn nhà lửa của thế gian này, có thể ngọn lửa sẽ êm dịu hơn, vừa đủ cho chúng tôi hít thở và b́nh tâm để t́m một ngơ thoát chắc chắn hơn. T́nh h́nh sinh hoạt của Phật giáo trên toàn quốc bây giờ khá căng thẳng mặc dù đang có luồng gió đổi mới với chủ trương Glasnost (cởi mở) và Pertroika (cải cách) từ Liên Xô thổi qua và có lẽ đang được cánh cán bộ cộng sản miền Nam tiến hành từng phần; nhân vật tiêu biểu cho phong trào đổi mới có vẻ như là Nguyễn Văn Linh. Ông này nắm chức Tổng Bí Thư Đảng vào Đại hội VI năm 1986 khi tôi c̣n trong tù. Tửu đưa tôi đọc thử vài tờ báo. Tôi chỉ đọc lướt vài chỗ, thấy loáng thoáng những lời kêu gọi “cởi trói văn nghệ,” “tự do báo chí,” v.v... nhưng không tin tưởng ǵ mấy ở hiệu quả của lời kêu gọi cũng như sự thành thật của người kêu gọi. Vẫn chỉ là những lời lẽ, ngữ ngôn, khẩu hiệu máy móc rêu rao và ca tụng vẻ vinh quang chói lọi của giấc mộng không tưởng. Những lời kêu gọi kiểu này đă khởi phát từ năm 1986, không biết đă thay đổi ǵ cho xă hội bên ngoài, nhưng những người ở tù như tôi không thấy bất cứ một dấu hiệu nào của sự đổi mới hay cởi trói ấy; chỉ thấy một người tù được thả th́ mười người tù khác bị bắt thay vào. Tù chính trị càng lúc càng tăng. Cựu sĩ quan và công chức chế độ cũ giam măi không được về. Nhân số tù không bao giờ giảm xuống mà chỉ có một hướng đi lên. Có đổi mới hay cởi trói chăng là đổi mới và cởi trói trong hệ thống Đảng, để đ̣i hỏi sự b́nh đẳng quyền lực và quyền lợi trong giai tầng đảng viên, đ̣i hỏi áp dụng “dân chủ” trong sự ứng cử và bầu cử giữa những phe cánh đảng viên... những đ̣i hỏi này chẳng dính nhập ǵ đến nhân dân và tù nhân chúng tôi cả. Ê-kíp Bộ chính trị trung ương nào lên hay xuống th́ cũng thế thôi—như tôi đă một lần với Nhiều: hoán chuyển vị trí và vai tṛ giữa nhóm cán bộ trại giam và Bộ chính trị trung ương Đảng, th́ vẫn thế, chẳng có ǵ thay đổi. Và đời sống quanh tôi, vẫn cứ như vậy, dù tôi ở tù hay không ở tù. Tăng sĩ chúng tôi, già và trẻ, tiếp tục theo chân nhiều con người yêu chuộng tự do khác, lên đường vượt biển, đem cả sinh mệnh ḿnh đổi lấy bầu trời quang đăng ở một phương xa lạ. Tôi lùa đống báo xuống đất, rủ Tửu đi thăm bạn bè. Tửu chở tôi đi ăn trưa ở tiệm cơm chay đối diện Việt Nam quốc tự. Ngồi đây chúng tôi có thể nh́n thấy hoạt cảnh oái oăm ngậm ngùi mà chính ngôi tháp đồ sộ của Việt Nam quốc tự phải cưu mang. Năm 1975, ngôi tháp đang c̣n xây cất chưa hoàn chỉnh th́ miền Nam bị cộng sản chiếm, và mọi dang dở của thời ấy đến nay vẫn tiếp tục dở dang: các tầng trên của ngôi tháp hiện giờ c̣n trơ khung, trống vách, có thể nh́n xuyên qua được để nh́n thấy bầu trời ảm đạm của một ngày cuối năm; hai tầng dưới cùng của ngôi tháp th́ bị nhà nước trưng dụng để làm một nhà hàng ăn uống rất ư “hoành tráng” của quận 10. (Ừ th́ nhà cửa, kiến trúc trong miền Nam này, thứ ǵ cũng to lớn đồ sộ, thứ ǵ cũng khiến cho các quan chức và thần dân Bắc Hà phải thất thần kinh hăi muốn cất lên lời ngưỡng mộ; nhưng ngôn ngữ phong nhiêu tú lệ nào có được trong ḍng văn chương nước nhà th́ đều đă sử dụng để ca tụng các lănh tụ rồi, c̣n đâu để ca ngợi cái ǵ khác—chẳng hạn muốn nói cái ǵ “vĩ đại” th́ lại e phạm nhằm chữ “húy kỵ” dành riêng cho Bác [không lẽ trên đời này lại có cái ǵ vĩ đại ngang bằng với Bác!] — vậy là ta phải nói né đi, hoặc t́m chữ khác! Sáng tạo tập thể hay sáng tạo thông qua tập thể, quả là một thứ sáng tạo tồi tệ nhất của loài người. Các nhà thông thái từ cao cấp đến hạ cấp của xă hội này đang nở mặt nở mày cất lên hàng loạt những từ ngữ được lắp ráp như cách lắp ráp phụ tùng xe đạp rất phổ biến trên khắp nước từ những ngày sau năm 1975) Đó là phía ngôi tháp bên trái, c̣n phía phải của khuôn viên Việt Nam quốc tự, người ta dựng lên một rạp hát lớn lấy tên là Ḥa B́nh—nghe nói là do kiến trúc sư Liên Xô vẽ kiểu, và chỉ một năm sau khi hoàn thành, người ta phát giác là ngôi hí viện “hoành tráng” này bị nghiêng một bên, có thể sụm trong một ngày nào đó. Có lẽ thực tế th́ không đến nỗi tệ như vậy. Mà cho dù đó là sự thực th́ nhà nước cũng phải lo bênh vực đàn anh, đổ thừa dân miền Nam v́ không ưa thích đế quốc Liên Xô nên đồn đăi không trung thực cho bơ ghét thôi. Hy vọng chỉ là lời đồn. Nhưng đồn sao mà ác! Nhiều ẩn ư quá, mà hai ẩn ư nguy hiểm nổi bật là: thứ nhất, cơ cấu kiến trúc của Liên Xô sắp bị sụm; thứ hai, ngôi nhà Ḥa B́nh của xă hội chủ nghĩa xây trên nền đất miền Nam e không vững! Mà nền đất này lại là nền đất của Việt Nam quốc tự! Ăn xong, tôi muốn đi gặp Thiện Đắc. Tửu cản, bảo đừng đi. “Sao vậy? Thiện Đắc được tự do lâu rồi mà.” “Nhưng... có thể Thiện Đắc không c̣n ở chỗ cũ,” Tửu ấp úng nói, có vẻ muốn che giấu điều ǵ. “Th́ cứ tới nhà anh ruột của Thiện Đắc ở đường Nguyễn Thiện Thuật, hỏi thăm th́ tự khắc biết Thiện Đắc ở đâu. Nếu tôi đến không tiện th́ để tôi ngồi ở một quán nước nào đó, anh vào gọi Thiện Đắc ra,” tôi thúc. Thấy tôi có vẻ không kềm được ư muốn t́m gặp bạn bè chung tù, cuối cùng Tửu nói thật: “Tốt hơn là Khang không cần gặp Thiện Đắc lúc này. Để khi nào mọi hiểu lầm được giải tỏa hết rồi hăy t́m thăm.” “Hiểu lầm? Hiểu lầm cái ǵ?” “À... th́ Thiện Đắc ở tù ra, gặp ai cũng nói rằng chỉ tại Khang mà anh ta bị bắt bỏ tù; rồi c̣n đồn là Khang khai báo tùm lum để cho anh em đồng bạn bị mắc nạn, ở tù lâu!” “À, té ra là vậy. Thôi, hay ḿnh đến ông Trọng, bạn tù của tôi ở trại giam T20.” “Khang có nhất thiết phải đến thăm không?” “Anh hỏi vậy là ư ǵ? Bạn bè ở tù ra, thăm nhau, có ǵ lạ đâu.” “Chỉ sợ công an theo dơi, để ư, thấy mấy người ở tù liên lạc với nhau tưởng ḿnh móc nối làm chuyện ǵ...” “Nếu tôi muốn làm một chuyện th́ sao? Anh có chở tôi đi không?” “Chở chứ, nhưng Khang ơi, tạm thời gác chuyện đó lại đi. Khang ở tù, ai cũng nóng ruột, bây giờ Khang ra được, hăy lo chuyện an cư lạc nghiệp cho rồi, đừng toan tính chuyện ấy nữa...” Tôi thở dài nói: “Anh nh́n xem, mọi thứ chung quanh chẳng có ǵ thay đổi. Đất nước này sẽ như vậy măi, bước đi lạch đạch như vịt vào cái vũng khổ đau tăm tối.” Tôi nhớ h́nh ảnh tù nhân cải tạo bị lùa xuống ao để tắm mỗi chiều. “Phải làm cái ǵ chứ! Huống chi lệnh tạm tha của tôi chỉ có giá trị 3 tháng, anh không nhớ sao? Tôi muốn làm một cái ǵ hoặc t́m một ngơ thoát trước khi hết hạn.” “Nhưng Khang nói tôi nghe là họ dặn ‘khi nào ra lệnh tŕnh diện th́ phải có mặt’ mà.” “Có nghĩa là họ muốn gọi tŕnh diện bất cứ lúc nào thấy cần, chứ không phải đợi đúng 3 tháng. Chính v́ vậy ḿnh phải tính một nước nào... trước thời hạn 3 tháng, hoặc sớm chừng nào tốt chừng đó.” “Vậy... Khang gặp ông Trọng để hợp tác bày keo khác à?” “Chuyện đó gặp ông rồi tính sau. Bây giờ tôi muốn thăm ông và để xem thử có thể cùng ông vào chiến khu Bảy Núi của lực lượng Ḥa Hảo để tạm thời ẩn lánh không.” “Có chiến khu trong đó không, hay chỉ là lời đồn?” “Tôi tin là ông ấy nói thật. Có thể chiến khu chỉ là một vùng an ổn bí mật trên Thất Sơn, không bị sự kiểm soát của chính quyền chứ chẳng phải là cái ǵ to lớn vững mạnh như người ta nghĩ đâu. Dù sao th́ nơi đó thích hợp cho tôi hơn, ít nhất là trong hoàn cảnh này... Tôi không muốn vào tù trở lại. Tôi c̣n nhiều việc phải làm. Nếu lực lượng Ḥa Hảo c̣n yếu, tôi sẽ làm cho nó mạnh lên.” Tửu nh́n tôi một lúc khá lâu, không nói ǵ. Có lẽ anh muốn khuyên can nhưng chưa có cách. Tửu chở tôi đến đường Bà Lê Chân ở Tân Định, t́m nhà ông Trọng. Căn nhà nằm trong một hẻm nhỏ của một xóm nghèo. Cửa mở toang hoang. Tôi đứng ở ngạch cửa, gơ mấy tiếng ở cánh cửa bằng tôn. Không ai trả lời. Tôi bước tới một bước nh́n vào trong. Nhà trống hoang không bóng người. Góc trái của căn nhà một gian này là một chiếc giường rộng có treo mùng sẵn, chân mùng vắt lên trên trần mùng. Chung quanh dường như không có vật dụng ǵ đáng chú ư hơn là sự có mặt của chiếc giường ấy. Tài sản của gia đ́nh này h́nh như chỉ chừng đó. Bên cạnh xó bếp, một cái bàn gỗ cũ kỹ, đen xỉn, bày trên đó là một cái ca nhựa vàng ố đặt cạnh một cái bát trống, c̣n dính vài hạt cơm. Ruồi nhặng xúm xít đậu quanh miệng bát. Sau cái bàn có một buồng nhỏ được ngăn bằng tấm tôn rỉ sét. Có thể là nhà vệ sinh hay buồng tắm. Tôi đứng im chờ một lúc. Tửu giục: “Lên tiếng đi người ta mới biết là có khách chứ,” rồi Tửu lớn tiếng gọi. “Có ai ở nhà không?” Không có tiếng trả lời. Căn nhà lạnh ngắt. Chúng tôi định quay về th́ một thiếu phụ từ đâu lối xóm chạy đến, gọi: “Mấy anh t́m ai vậy?” Tôi quay lại. Thiếu phụ mặc áo bà ba màu cam, quần đen, không trang sức, trông c̣n trẻ và nét mặt dường như hăy c̣n hồn nhiên, không biết đau khổ. “Thưa chị, đây có phải là nhà chú Trọng không?” tôi hỏi. “Dạ phải, đây là nhà ổng,” thiếu phụ đáp. “Chú Trọng đâu rồi, thưa chị?” tôi hồi hộp hỏi. “Ơ... ổng bị tù... chưa về. Mấy anh không biết hở? Xin hỏi mấy anh là ai?” “À... à... tôi có ở chung tù với chú... Tưởng đâu chú được về rồi.” “Chưa, chưa về được đâu,” thiếu phụ nói, rơm rớm nước mắt. Nước mắt cô rơi thật nhanh. Mới thấy hồn nhiên khi năy bây giờ đă đổi thành sầu thảm, đớn đau. “Anh ở chung trại K3 với ổng hở?” “Chú ấy qua K3 à? Hồi nào? Tôi ở chung trại T20 với chú có một tháng thôi, sau đó th́ chia tay. Chị là... con của chú?” “Không, tôi là bà xă của ổng,” thiếu phụ đáp. “Xin lỗi, lâu quá tôi quên là chú ấy sống ở đây với ai.” Tôi ấp úng một lúc rồi đổi cách xưng hô. “Thím có được thăm nuôi chú mỗi tháng không?” “Có, mỗi tháng một lần,” thiếu phụ đáp. “Vậy cho tôi gởi chút ít quà cho chú nghe. Nói với chú ấy rằng tôi là Vĩnh Khang, đă được về, tôi đang chờ đợi chú...” Tôi vừa nói vừa móc hết tiền trong túi, đưa cho thím Trọng, rồi cùng Tửu quay đi ngay, không để cho thím có được một giây để từ chối hay cám ơn. Tửu chở tôi đi một khúc đường mới nói: “Một chút tôi đưa tiền cho Khang dằn túi nghe. Nghe tin Khang ở tù, một vài bạn bè ở các tỉnh gom tiền gởi đến Khang, nhất là thời gian sau này, khi biết rơ Khang ở trại giam nào. Tiền thăm nuôi Khang trong mấy tháng tới, để tôi đưa hết Khang. Hiện giờ cũng có một số quà từ nước ngoài gởi về cho Khang nữa đó, nhưng quà chưa đến, chỉ có thư báo trước thôi.” Tôi không quan tâm lắm về chuyện Tửu nói. Tôi đang buồn và suy nghĩ vẩn vơ đến Thiện Đắc và ông Trọng. Ông Trọng nói với tôi ông chỉ bị t́nh nghi và sẽ về sớm. Tôi ngỡ là ông sẽ về trước cả Thiện Đắc. Vậy mà, cho đến khi tôi được tự do, ông hăy c̣n trong tù. So với những người tù khác, tôi đă may mắn được về sớm; nhưng may mắn này lại có một cái ǵ đó, bất ổn. Tửu và Nam Phương chỉ biết mừng tôi về, không thắc mắc lư do tại sao tôi về sớm. Nhưng c̣n người khác th́ sao? Họ sẽ nghĩ ǵ?—nhất là những người lên án, trút lỗi cho tôi như Thiện Đắc? Chợt nhẩm lại thời gian ở tù của ḿnh—613 ngày—chính tôi cũng lấy làm lạ. H́nh như đến lúc này tôi mới thấy ngạc nhiên về sự tự do dễ dàng sớm sủa của ḿnh. Tôi là người tù chính trị mà ai cũng nghĩ là phải mang trọng án, vậy mà tôi lại được về sớm, sớm hơn cả ông Trọng là người chỉ bị t́nh nghi. Tôi chợt thấy một cái ǵ bất công—chứ không phải là bất ổn—trong sự tự do của tôi so với những bạn tù khác. Phải chăng có người nào đó đă lo lót hối lộ hay bằng cách nào đó, cứu tôi ra khỏi tù sớm, hay chỉ v́ tôi có tên trong danh sách những tù nhân bệnh nan y vô dụng và tốn kém cơm gạo mà cán bộ quản trại cần thiết muốn loại bỏ khỏi danh sách lao động của trại giam? Phải chăng có Thiện Chí? Ông Nguyên? Ông Trợ? Ông Cảnh? Phương và ông thầy già? Ông bác sĩ trưởng? Hay là đơn xin bảo lănh của ba tôi đă cứu tôi? Phải chăng có một sự phù hộ vô h́nh nào đó từ ba tôi? Ông chết trước khi tôi về hai ngày. Có thể trước khi hóa thân sang một kiếp khác, ông đă phù hộ tôi, phù hộ thằng con mà ông nghĩ là cần thiết phải được tự do cho dù là đổi cả mạng sống của ông? Ông có hai đứa con ở tù chứ đâu phải chỉ riêng tôi. Vậy ông có cứu luôn cả Hiền, anh ruột tôi không? Ôi, cái ngày ông mất, tôi tính lại, rơ ràng là trùng với ngày thằng bé tên Bảy cầm cái lệnh tha trong tay mà chết—ngày mà có một con ngựa trời từ đâu bay tới, rớt ngay chỗ tôi, cựa quậy vài cái rồi hóa kiếp. Đêm ấy tôi mơ thấy ba tôi ôm hôn tôi thuở tôi c̣n bé, rồi thấy mẹ tôi mang vành tang trắng... Ai, năng lực nào, đă cứu tôi? C̣n Thiện Đắc th́ phiền trách tôi, cho rằng chỉ v́ tôi mà bao nhiêu bạn bè bị hại... Ôi, cái lẽ này không phải khi vào tù, chính tôi từng tự nhận lỗi về phần ḿnh đó sao! Nhưng bây giờ, bị một người khác lên án, tự dưng ḷng tôi lại thấy nặng trĩu, mệt nhọc. Sau hai năm tù ră rời thân xác, bại liệt cả hai chân đến bây giờ hăy c̣n bủn rủn như nai con mới lọt ḷng mẹ, những tưởng được ra về với vẻ huy hoàng tươi sáng của bao nỗi vui mừng từ người thân đến bạn bè gởi trao... nào ngờ đến tận giờ này, tôi vẫn chưa hân thưởng được trọn vẹn cái đẹp mênh mông của tự do mà tôi hằng ôm ấp. Mà cũng lạ! Con người tôi, ngay từ khi rời khỏi trại giam, lập tức trở thành yếu đuối, nhạy cảm, cần được vỗ về, chăm sóc, quan tâm, an ủi... giống như bất cứ đứa trẻ tầm thường nào khác. Dường như tất cả những chí nguyện, thệ nguyện, hạnh nguyện, đại nguyện nào từng được nuôi dưỡng và cất lên một cách tự nhiên trong vũng lầy thống khổ của trại giam, bây giờ đă rời khỏi tôi, xa lánh tôi, bỏ tôi lạc lơng ở chốn phồn hoa này. Chúng như những con đại bàng cùng nhấc bổng tôi khỏi mặt đất, đưa tôi lên tận những bờ mây cao thẳm rồi thả tôi xuống thế giới lúc nhúc con người và những cỗ máy xầm xập đêm ngày lặp đi lặp lại âm thanh và biểu tượng của tự do hạnh phúc... Ôi, chỉ mới hai năm mà tôi đă không c̣n thích hợp với cuộc đời này nữa. Tôi vẫn làm mọi thứ như người ta, nhưng tôi không c̣n cảm giác. Tôi chỉ tiếp nhận con người và thế giới một cách lấy lệ. Tôi chỉ muốn con người đón nhận tôi. Và dù Nam Phương đă chăm sóc tôi, dù rằng Tửu đă ôm tôi mà khóc mừng, tôi vẫn chưa thấy ḿnh được đón nhận hoàn toàn. Vẫn c̣n một ngăn cách nào đó.
Ó
Chạy một ṿng thăm vài chỗ quen, chúng tôi trở về nhà anh Cường vào lúc chập choạng tối. Vừa mở cửa cho chúng tôi, anh Cường đă nói: “Thầy Khang có khách chờ ở trong.” Tôi bước vào th́ thấy Như Tâm ngồi sẵn nơi bàn khách, đứng dậy chào đón tôi. Thái độ của cô khác hắn với tối hôm qua khi tiếp tôi ở chùa Hoa Nghiêm khiến tôi cảm thấy bỡ ngỡ. Bây giờ, cô mới thực là sư cô Như Tâm, người bạn mới nhất trước khi vào tù của tôi. Tửu ngồi với tôi và Như Tâm một lúc rồi lên lầu. Gia đ́nh anh Cường cũng lui hết phía sau để nhường pḥng khách cho tôi và Như Tâm tṛ chuyện. “Hôm qua Khang đến chùa Hoa Nghiêm, Như Tâm thực sự là sửng sốt, mất b́nh tĩnh... không biết nói ǵ. Đến khi Khang đi rồi, Như Tâm mới tỉnh hồn, ân hận là đă không giữ Khang lại một chút rồi lo t́m chỗ giúp Khang nghỉ qua đêm, hay ít nhất là đưa xe đạp cho Khang mượn... Như Tâm tệ quá.” Thấy mắt cô đỏ hoe, tôi lúng túng, nói: “Có ǵ đâu. Tôi về bất ngờ quá, lại đến chùa vào ban đêm, cô khó xử là phải. Tôi c̣n quên cám ơn những món quà cô gởi vào tù cho tôi đó.” Như Tâm bây giờ mới cười; lấy khăn chậm nước mắt. “Thực ra th́ Như Tâm không bao giờ tưởng tượng là có thể được gặp lại Khang. Ai cũng nghĩ... người ta sẽ chôn Khang trong ngục tối.” Cô ngưng một lúc, lại lau nước mắt. “Đôi khi trong đêm, Như Tâm khóc thầm, thương cho Khang. Khi nào đến nhà các chị của Khang để gởi quà thăm nuôi, Như Tâm đều hồi hộp, lo sợ... cứ sợ là các chị của Khang sẽ báo một tin buồn nào đó. Chẳng hạn... từ nay không cần thăm nuôi nữa. Ôi, hễ thấy các chị vui vẻ đón chào, Như Tâm mới thở phào, yên ḷng. Gia đ́nh Khang c̣n lo chuyện thăm nuôi có nghĩa là Khang hăy c̣n sống. Vậy rồi, Khang đột ngột xuất hiện. Như Tâm bàng hoàng như người trong mộng—cái giấc mộng hăo huyền mà Như Tâm từng ôm ấp. Thực đó, Như Tâm thường tưởng tượng nếu một ngày nào đó Khang trở về, đến chùa thăm, Như Tâm sẽ vui mừng biết bao! Ước chừng có thể ôm chầm lấy Khang nữa kia! Nhưng rồi, khi sự thực đến, Như Tâm chỉ biết lặng người, hỏi đáp vu vơ, đầu óc như mụ đi, không kịp suy nghĩ một cái ǵ thiết thực. Đêm qua Khang đi rồi, Như Tâm trở về pḥng, khóc rồi thức cả đêm, có ngủ được đâu.” Tôi lặng thinh không nói ǵ. Biết là hôm qua ḿnh đă hiểu lầm Như Tâm. Giờ nghe những lời bày tỏ của cô, tôi cảm động và thầm cám ơn một t́nh bạn chân thành, chưa nhạt mất theo thời gian—thời gian hai năm có là bao, mà nghe chừng đằng đẵng như hai mươi năm; thời gian ấy chưa cuốn đi toàn bộ ư lực của tôi, nhưng d́m tôi mềm nhũn trong ḍng cuồng lưu của xúc cảm và luyến ái. Vâng, con người tôi hôm nay thật đáng ghét, như một kẻ giang hồ lăng du đă hứng chịu nhiều cay đắng gian khổ, trở về với bộ mặt bụi bặm lầm ĺ, trơ trơ trước nỗi chết và niềm đau nhân thế, hay chính niềm đau nỗi chết của người thân. Nhưng cái vẻ lạnh lùng đó chỉ là giả tạo. Giả tạo, ôi là giả tạo! Bộ mặt giả tạo dù cố ư hay vô t́nh, dù trưng bày với mục đích nào, dù che đậy thứ ǵ thanh cao hay bẩn thỉu bên trong, cũng luôn luôn là một cái mặt nạ tởm lợm buồn nôn. Tôi che giấu cái ǵ đây? Nh́n vào đi, hăy nh́n thật sâu vào đáy tim nhà ngươi! Cái ǵ ở trong ấy? — không có ǵ cả. Hoặc là có một cái ǵ đó trỗng rỗng, hoang vu, u ám như một đám mây đen, hay một dải sương mờ. Đàng sau đó nữa là cái ǵ, tôi không biết; hay là cố t́nh ngu ngơ không biết. “Hồi sáng đến giờ... có ai đến gặp cô không?” tôi đột ngột hỏi. “Không,” Như Tâm trả lời với vẻ mặt ngơ ngác đầy nghi vấn. “Sao Khang hỏi vậy? Khang có nhờ ai đến gặp Như Tâm à?” “Không có, chỉ hỏi vậy thôi.” Ngưng một lúc, Như Tâm bất ngờ nhớ ra điều ǵ, liền nói: “À, hôm qua, lúc Khang rời chùa Hoa Nghiêm đâu chừng năm, mười phút, có Nam Phương quay trở lại t́m Khang. Như Tâm có nói chuyện với Nam Phương một lúc. Nam Phương có vẻ quan tâm, muốn giúp Khang đó. Khang... đă gặp Nam Phương chưa? Theo cách Nam Phương nói chuyện, h́nh như hai người có quen nhau trước rồi, phải không?” Quen nhau trước? Có thể, nhưng không phải trước đây, mà là kiếp trước nào đó nên bây giờ mới gặp đă thấy thân mật lắm. Tôi tự hỏi, rồi tự trả lời. Thấy tôi im lặng, Như Tâm tiếp: “Nam Phương tốt lắm. Lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ người khác. Hồi c̣n ở chùa, Nam Phương là một ni sinh giỏi, thông minh, giới hạnh; khi hoàn tục rồi, Nam Phương trở thành một trong những thí chủ nhiệt tâm, giúp đỡ cho chùa nhiều lắm; nhất là cả gan chứa chấp nhiều ni cô đi vượt biên hoặc không có giấy tờ hợp lệ. Mỗi lần công an đến chùa báo trước là sắp có đợt xét hộ khẩu th́ một số ni cô chạy xuống nhà Nam Phương tá túc. Nam Phương là vậy đó, giống như anh Cường ở đây vậy. Giúp cho Tăng th́ có anh Cường, giúp cho Ni th́ có Nam Phương. Ừm... nếu Khang cũng là ni cô th́ có thể tạm ẩn náu ở nhà Nam Phương trong thời gian này là ổn nhất. Khang có định là trở lại chùa không?” “Chùa nào?” “Chùa ǵ đó của Khang trên kinh tế mới.” “Không. Họ bắt buộc phải về Nha Trang, sống với gia đ́nh.” “Vậy có nghĩa là ép buộc hoàn tục rồi.” “Họ đâu có ép ḿnh được... bởi v́, tôi đă tự ư hoàn tục trước đó rồi.” “Vậy à! Hồi nào?” “Trước khi vào tù. Tôi chưa nói cô biết à?” Như Tâm có vẻ lặng người buồn tiếc thay cho tôi. Một lúc cô ái ngại hỏi: “Vậy bây giờ... Khang phải ra Nha Trang?” “Có lẽ là vậy. Tôi cũng muốn thăm gia đ́nh...” “Vậy ra đó một thời gian, Khang xin trở lại chùa Hải Đức đi.” “Ư... để coi đă. Bây giờ chẳng đoán trước được cái ǵ đâu. Thôi, tối rồi, cô về kẻo chùa đóng cửa vô không được đó.” “Đâu có, bây giờ chưa được bảy giờ; thôi được rồi, được rồi, để Như Tâm về, đừng có đuổi.” “Không phải, ai mà đuổi cô đâu. Chỉ tại tôi mệt, buồn ngủ. Thực đó, buồn ngủ quá, từ lúc ra khỏi tù đến giờ, chưa được chợp mắt. Xin lỗi cô nha. Hôm nào rảnh tôi đến thăm cô ở chùa Hoa Nghiêm.” “Ờ, ờ, Khang đi ngủ đi. Như Tâm về há. Đây này, Khang ơi, Khang cất cái này để có tiền xe mà về.” Cô đưa tôi một cái b́ thư. Tôi xua tay, đứng dậy, tỏ ư từ chối. “Vậy nhờ Khang kêu Tửu xuống đây cho Như Tâm gặp có chuyện một chút. Khang giữ sức khỏe nghe, đi đường cẩn thận. Có việc ǵ cần cứ đến t́m Như Tâm há.” Tôi gật đầu, bước lên lầu, gọi Tửu xuống gặp Như Tâm, rồi thay đồ—bộ vạt ḥ của người tu mặc trong chùa do Tửu đưa—, rồi nằm xuống cái giường độc nhất trong pḥng Tửu, nh́n vu vơ trên trần nhà. Đầu óc tôi lại trống hoang. Không hẳn là buồn; không hẳn là vui. Chỉ thấy một nỗi cô quạnh man man. Tôi nằm một lúc th́ h́nh ảnh ba tôi hiện ra. Ông mất đă ba ngày rồi, vậy hôm nay có thể đă chôn. Tôi không có cơ hội nh́n mặt ông lần cuối. Chân tôi c̣n yếu như vầy, làm sao đứng được trên tàu chợ hay ngồi lâu trên xe đ̣. Hôm qua mới ở tù ra, tôi cũng chưa nắm vững t́nh h́nh bên ngoài, đâu có lên tàu lên xe mà đi ngay được! Vả lại, tiền trong túi mà quư thầy ở Long Khánh dúi cho, tôi nào biết là có đủ tiền xe ra Nha Trang hay không. Tóm lại là tôi có nhiều lư do để chưa đi Nha Trang được ngay... Nhưng h́nh như, tất cả những lư do ấy đều chỉ là những cái cớ. Nguyên do chính tôi không về Nha Trang ngay có thể chỉ v́ tôi không đủ can đảm để nh́n mặt ba tôi lần cuối. Tôi tiếc tôi không được nh́n mặt ông nhưng tôi sợ phải nh́n một khuôn mặt thân yêu đă lạnh cứng không c̣n cảm giác. Mười bảy năm qua, từ khi vào chùa đến giờ, tôi đă tiễn đưa biết bao nhiêu là người chết xuống huyệt lạnh, đôi khi ḷng cũng đau xót xúc động theo nỗi bi ai thống thiết của thân nhân người chết, và thường khi th́ giữ được cái tâm bất động; nhưng tôi không dám tin rằng tôi có thể bất động trước cái chết của cha mẹ ḿnh. Tôi nhớ có một lần, lúc đó tôi hăy c̣n bé xíu, đâu chừng năm hay sáu tuổi; đang ngồi quan sát mẹ trang điểm c̣n ba th́ đang chải đầu, tôi chợt hỏi: “Ba mẹ ơi, ba mẹ có sống hoài không?” Mẹ tôi cười, đáp: “Sống hoài chứ.” Tôi nói: “Dạ, ba mẹ sống hoài với con nghe, chứ nếu ba mẹ chết, con không biết con có chịu nổi không. Con sợ ba mẹ chết giống như ông ngoại quá à!” Ba tôi nghe vậy th́ giật ḿnh quay lại nh́n tôi, rồi ông bước đến ôm lấy tôi, vừa hôn vừa dỗ dành: “Ba mẹ không chết đâu. Ba mẹ sẽ sống hoài với con.” Vậy mà bây giờ, ba tôi không sống hoài với tôi. Ông không giữ lời hứa. Ông ra đi trước cả khi tôi được tự do. Có lẽ ông biết tôi sẽ không chịu đựng nổi. Không phải chỉ v́ tôi là đứa bé trai nhạy cảm nhất nhà trong mắt ông thuở đó, mà c̣n v́ nỗi vui được tự do của một gă tù là một bó đuốc lớn đang rực cháy sáng rỡ; c̣n nỗi đau có một người thân nằm xuống th́ giống như một trái bom. Đem ngọn lửa ấy mà xáp lại với trái bom kia, tôi sẽ nổ tan tành ra mây khói. Thương tôi, ba tôi sẽ không muốn bất cứ điều ǵ bất hạnh xảy ra cho tôi và chính tôi cũng không muốn trở thành một gă điên ngay lúc này dù rằng khuynh hướng muốn điên đang quẫy mạnh trong tôi, xúi giục tôi rằng điên bây giờ thật là đúng lúc, đúng cảnh ngộ nhất. Tửu trở lại giơ cái b́ thư lên, nói ǵ đó, tôi không chú ư lắm, chắc là nói Như Tâm gởi b́ thư tiền biếu tôi. Đi xuống ăn cơm tối, h́nh như Tửu có nói vậy. Không, không ăn đâu. Tôi từ chối. Tôi cần ngủ. Tôi mơ màng nói vậy. Và tôi mệt mỏi đi vào giấc ngủ. Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mấy anh công an xúm lại c̣ng tay, trói chân tôi, khiêng ném vào pḥng biệt giam. Tôi giật ḿnh thức dậy th́ Tửu đang đứng bên cạnh giường. Cảnh trí chung quanh lạ quá, tôi phải ngồi sửng một lúc mới nhớ sực lại là ḿnh đă được tự do và đang ở nhà anh Cường. “Khang à, Khang dậy được không? Có chú Thuận đến thăm.” “Sao chú biết tôi ở đây? Bây giờ mấy giờ rồi?” tôi dụi mắt hỏi. “Mới tám giờ rưỡi tối. Chú Thuận đi cùng thầy Nguyên Hỷ, chú vào một ḿnh, thầy Nguyên Hỷ th́ ngồi ngoài quán cà phê chờ Khang ra. Có lẽ thầy ấy nghe được tin qua Như Tâm. Để tôi gọi chú Thuận lên đây nghe.” Tửu chưa kịp xuống lầu đă thấy chú Thuận từ dưới bước nhanh lên. Thấy tôi, chú chắp tay chào rồi cũng giống như Tửu hồi sáng, chú nhào đến ôm lấy tôi, khóc. “Thầy Khang ơi, mừng quá, thầy được về rồi hả! Thầy khỏe không?” Tôi xoa đầu chú, không nói ǵ. Chú Thuận là sư đệ đồng môn với Nguyên Lạc bạn tôi. Chú và người anh song sinh đă mồ côi cha mẹ từ lúc nhỏ và cả hai cùng ở chùa từ lúc ba, bốn tuổi cho đến bây giờ, mười tám tuổi. Chú biết tôi, thương quí tôi, là qua Nguyên Lạc. Tuy là huynh đệ đồng môn với Nguyên Lạc, chú coi Nguyên Lạc như thầy. Cả tôi và Nguyên Lạc đều đi tù, chú bơ vơ chạy t́m chỗ ở và phải sống một thời gian với thầy Thiện Giác, một nhà sư mà ai cũng biết là có cộng tác ǵ đó với Sở công an Sài G̣n. Thời gian gần đây, chú gây gổ với thầy Thiện Giác rồi rời khỏi chùa, sống tạm ở nhà người quen. Tửu đă kể tôi nghe những chuyện ấy từ hồi chiều. Thấy chú c̣n mặc đồ tu, tóc không cạo sạch nhưng cũng c̣n dáng đầu tṛn, tôi yên ḷng. Ở chùa Long Quang trên kinh tế mới, tôi có ba chú tiểu nhỏ hơn chú Thuận, trong đó có Duy là cháu ruột của tôi từ Sài G̣n lên, đều đă hoàn tục trong thời gian tôi vào tù. Tửu cho tôi biết vậy. Khi tôi xả giới để thực sự dấn thân vào đời, tôi dặn các chú phải nương quư thầy ở Long Thành để tu tập, nhưng rồi các chú lại lần lượt nối gót tôi: vào đời. “Thầy nào tṛ nấy,” là vậy. Tôi tự cảm thấy ḿnh có lỗi v́ thiếu trách nhiệm đối với các chú. “Thầy Nguyên Hỷ chờ thầy ngoài quán cà phê, thầy ra gặp thầy ấy một chút được không?” “Sao không mời thầy vào đây?” tôi hỏi. “Thầy ấy không muốn kéo đến đây đông, gây sự chú ư của hàng xóm, sẽ bất lợi cho quí thầy trong này. Bây giờ thầy ra ngay đi. Con ngồi chơi với thầy Tửu một chút rồi về luôn.” Tôi lại thay đồ rồi theo sự chỉ dẫn của Thuận, đi bộ ra khỏi con hẻm, đến đầu đường nh́n qua lề bên kia, nơi quán cà phê dọn bàn ghế chiếm lề đường mà tôi vừa ngồi với Nam Phương tối hôm qua. Một thanh niên mặc áo sơ mi trắng, quần tây đen, đội mũ lưỡi trai đưa tay ngoắc khi tôi băng qua đường. Đó là Nguyên Hỷ, một nhà tu hiền lành, dễ thương, sống nhẹ nhàng trên đời như một áng mây. Vậy mà rồi anh cũng phải cải trang làm người thế tục để đi vượt biên. Nguyên Hỷ lớn hơn tôi bốn tuổi, là tăng sĩ thường trú tại tu viện Già Lam. Anh không trực tiếp tham gia Lực Lượng Việt Nam Tự Do của thầy Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ, nhưng vào năm 1977, anh là người từ Sài G̣n ra Nha Trang đưa thầy Tuệ Sỹ vào Sài G̣n để cộng tác với lực lượng nói trên. Lúc lực lượng này bị tan vỡ, anh không bị bắt v́ không dính líu. Khi thầy Tuệ Sỹ ra tù vào năm 1980 và tái hoạt động, anh cũng không tham gia. Chung quy là v́ mẫu người của anh không thích hợp để dấn thân, vậy thôi. Nhưng anh luôn tán trợ con đường dấn thân của tôi, kể cả việc thành lập Đoàn Phật Tử Phụng Đạo lẫn việc hoạt động chính trị; và nhất là vấn đề sáng tác văn thơ. Anh thường nhắc: “Khang làm ǵ th́ làm, cũng phải sáng tác nghe, đừng bỏ uổng.” Hai năm trước, trong khi tôi cải trang để lẩn tránh công an th́ anh cũng cải trang để vượt biên và thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau ở nhà một người phật-tử thân tín. Sau hai năm, anh vẫn c̣n đó, chưa rời được khỏi nước. Tôi bắt tay Nguyên Hỷ rồi kéo ghế ngồi xuống. Tôi không nói ǵ, nhưng anh th́ như vừa khóc vừa cười, không giấu nổi xúc động: “Khang về được rồi, Khang về thật rồi, hay quá là hay...” Chúng tôi cùng ngồi uống cà phê nói chuyện đến chín giờ rưỡi tối th́ chia tay. Dắt xe đạp tiễn theo tôi một đoạn, Nguyên Hỷ nói vài lời cuối: “Khang không cần phải bận tâm lời đàm tiếu của người khác làm ǵ. Làm chuyện lớn th́ đừng để tiểu tiết chi phối ḿnh.” “Ư anh muốn nói...?” “Chuyện mấy anh em đồn đăi không tốt về Khang. Kệ họ, đừng nghĩ đến làm ǵ mệt lắm. Con đường thênh thang của Khang, họ hiểu sao thấu mà bàn bạc.” Tôi định hỏi thêm cho biết nhưng nghĩ sao lại thôi. Chúng tôi chia tay. Tôi dặn ḷng, cứ theo lời nhắc nhở của Nguyên Hỷ: kệ họ, đừng nghĩ đến làm ǵ, mệt lắm. Nhưng khi về đến chỗ của Tửu, vừa thay đồ xong, tôi lại thấy khó chịu, không cưỡng nổi hiếu kỳ, liền hỏi Tửu: “Anh nói thật đi, từ ngày tôi cải trang để ẩn lánh rồi vào tù hai năm nay, bạn bè anh em đă nghĩ và bàn tán ǵ về tôi vậy?” Tửu hơi giật ḿnh, có vẻ e ngại, nh́n tôi một lúc, rồi nói: “Đại khái một số người khác cũng nghĩ và nói như Thiện Đắc—mà tôi có kể Khang nghe sơ khi sáng rồi—cho rằng Khang... bán đứng anh em, lôi kéo anh em vào ṿng tù tội. Lúc nào họ đề cập đến chuyện Khang mà có ư chê trách, tôi đều t́m lời giải thích cho họ hiểu, nhưng rồi họ cũng chẳng làm sao hiểu nổi; cứ nói là trăm chuyện lỗi tại Khang nên họ mới lao đao. Mấy người thăm nuôi Nguyên Thể ở trại T20, nghe Nguyên Thể nói sao đó rồi cũng lên án Khang, nói rằng Khang hèn nhát, khai huỵch toẹt mọi thứ cho công an để vạ lây cho anh em. Thực ra th́... Khang à, đừng quan tâm miệng lưỡi thế gian. Ngày nào đó người ta sẽ hiểu Khang mà. Nếu họ thông minh một chút th́ họ phải thấy rằng Khang mà khai tất cả sự thực hoặc có ư bán đứng anh em th́ trước nhất là tôi, rồi Nguyên Quảng, Nguyên Ḥa, Hạnh Trí, Tâm Hải, Tâm Tưởng, Tâm Ḥa, Tâm Tường, Nguyên Lạc, Thiện Lạc, Thông Trí... và nhiều anh em khác nữa cũng đă vào tù hết rồi. Khang không nhớ rằng thời gian ḿnh vận động tổ chức Đoàn Phật Tử Phụng Đạo, cũng đă có nhiều người x́ xầm bàn tán, chê trách chuyện ḿnh làm đó sao. Họ không làm nhưng thấy người khác làm th́ phê b́nh, chỉ trích. C̣n như đă chấp nhận làm th́ phải sẵn sàng đón nhận mọi hậu quả chứ, phiền trách ǵ ai! Nói thật Khang nghe điều này, mấy người đó toàn là miệng hùm gan sứa! Thệ nguyện dấn thân, hành bồ tát đạo đủ thứ, nhưng gặp trở ngại một chút là đă trút tội người này, đổ lỗi người kia! Vậy th́ làm sao độ được người! Cá nhân tôi đă không trực tiếp tham dự chuyện Khang làm trước đây, nhưng đó là nghe theo lời yêu cầu của Khang, cùng Tâm Hải đứng ngoài để duy tŕ Đoàn Phật Tử Phụng Đạo; chứ nếu Khang cho tôi tham gia, tôi sẵn sàng ở tù và chấp nhận bất cứ bản án nào. Cho dù họ không bắt được tôi nhưng nếu Khang và các bạn khác đều bị bắt, tôi cũng xin tự nguyện vào tù để chia sẻ với anh em, đồng lao cộng khổ. Làm sao tôi có thể yên ḷng khi Khang bị ngồi tù c̣n ḿnh th́ ở ngoài lo t́m đường vượt biên, đă vậy c̣n đi nói xấu người bị nạn!” Tôi đưa tay ra dấu cho Tửu đừng nói nữa. Rồi tôi mệt mỏi nằm xuống, ngó trân trân trần nhà. Niềm đau khổ về cái chết của người cha hiền lành từ hôm qua đến nay bị dồn nén thành một cái nhọt ung mủ, chưa bung vỡ ra được, bây giờ lại nặng trĩu thêm bởi nỗi oan là người phản bội, là người vô t́nh, vô tâm, hèn nhát... Ôi, những thứ oan khiên loại này trước kia tôi coi như là cỏ rác, sâu mọn, rất bé tí, không chạm được tới đầu ngón chân của tôi nữa kia! Nhưng bây giờ, sao nó lại to đến thế, nặng ch́nh chịch đến thế! Tâm bồ đề của tôi ở đâu? Hạnh nhẫn nhục của tôi ở đâu? Tôi đă trui luyện bao năm rồi mà bây giờ lại đau khổ quằn quại với những lời đồn! Khóc đi Khang ơi! Ba mi đă chết và bạn bè mi nguyền rủa mi! Khóc đi, khóc đi! Ôi, nước mắt tôi đâu rồi, sao không chảy! Khang ơi, mi nhẹ dạ nhạy cảm lắm mà, dễ khóc lắm mà, mít ướt lắm mà, vậy th́ khóc đi! Khang ơi, hăy khóc đi, kẻo tim gan mi nổ tung thành trăm mảnh! Vậy mà tôi vẫn không khóc được. Chỉ thấy như có vật ǵ đè nặng nơi ngực. Tửu hỏi tôi muốn ăn tối không, tôi nói không. Tôi nằm im như thây chết. Tửu lặng lẽ bỏ mùng xuống cho tôi rồi anh ngủ trên chiếc vơng bằng vải dù quân đội treo gần đó. Tôi nằm măi không chợp mắt được dù rằng suốt đêm qua tôi chưa ngủ và khi năy tôi chỉ ngủ được đâu chừng một giờ đồng hồ. Tôi muốn gợi trong trí ḿnh một h́nh ảnh nào thật đau khổ để có thể khóc được, mà mắt tôi vẫn cứ trơ ra như hai viên bi bằng chai của trẻ nhỏ. Không phải tôi thành gỗ đá để mất đi cảm giác. Tôi chỉ không khóc được mà thôi. Cảm giác của tôi, đau khổ của tôi, vẫn c̣n đó, vẫn c̣n tràn lấp hay đang cô đọng lại thành một khối lù mù, âm u. Nửa khuya tôi ngồi dậy, thay áo quần trong bóng đêm, định rời nhà anh Cường. Tửu thức dậy hỏi nhỏ: “Khang định đi đâu à?” “Tôi muốn ra ngoài.” “C̣n sớm lắm, mới có 3 giờ. Khang đi đâu th́ chờ sáng tôi chở đi.” “Không, tôi muốn đi ngay bây giờ.” “Nhưng đi đâu, cho tôi biết với? Khang đi ra ngoài một ḿnh tôi lo lắm. Lỡ có chuyện ǵ...” Tửu ngồi bật dậy. “Đừng hỏi nữa được không. Tôi mở cửa ra ngoài, anh đóng lại giùm. Cho tôi tự do, một ḿnh tôi, đừng đi theo. Khi nào cần về, tôi về.” Tửu rời khỏi vơng, vội đến chỗ tủ, lôi ra hai ba cái b́ thư đến dúi vào túi quần tôi: “Của Như Tâm và chú Thuận gởi biếu Khang dằn túi để đi đường, cộng thêm số tiền của bạn bè góp thăm nuôi Khang, Khang cứ mang theo, không xài chi th́ cũng có mà pḥng thân. Khang lấy xe đạp của tôi mà đi nhé?” “Không, tôi muốn đi bộ.”
|
oOo