PHƯƠNG TRỜI CAO RỘNG

truyện dài của Vĩnh Hảo

Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1993, tái bản năm 1995

 

oOo

 

(Cảm ơn TN đă giúp đánh máy lại chương này) 

 

 

 

CHƯƠNG MƯỜI LĂM

 

 

 

 

Đêm ấy, không có giờ tọa thiền. Và sau giờ đó, h́nh như chẳng ai chợp mắt được. V́ là đêm cuối cùng, kỷ luật và nội quy của việc ngủ nghỉ không c̣n cần thiết nữa. Ai ngủ được th́ ngủ. Những người c̣n thức, muốn làm ǵ th́ làm. Sau khi tuyên bố giải tán Phật học viện, Thượng tọa giám viện buồn bă ngồi im lặng trên chiếc ghế bố nhiều giờ liên tục. Các thầy trong ban giám đốc cũng ḥa ḿnh, xuống ngồi tṛ chuyện với học tăng, chia sẻ nỗi buồn phân ly này. Kể từ ngày mai, những học tăng nào không thuộc về chúng thường trụ (tức là những chú xin xuất gia ở đây làm đệ tử Thượng tọa giám viện) có thể rời viện được rồi. Dù rằng ban giám đốc không lên tiếng yêu cầu học tăng chúng tôi rời viện, chúng tôi cũng phải ra đi. Thứ nhất, trong lúc loạn lạc, ai cũng muốn quay về chùa gốc với thầy tổ, với gia đ́nh; thứ hai, Phật học viện là trường học, nay đă tuyên bố giải tán, không c̣n là trường nữa th́ học tăng không c̣n có lư do nào để nấn ná ở lại.

Tôi bước lang thang quanh vườn chùa, rồi đi quanh những hàng hiên, nh́n vào các pḥng tập thể. Đêm ấy trăng mờ. Các chú tụm năm tụm ba ngồi nói chuyện to nhỏ với nhau. Có nhóm đun lửa nấu một nồi chè đậu. Có nhóm đang uống trà với nhau. Các chú lớn thường hút thuốc lén lút th́ nay cũng đem ra hút công khai. Mấy chú trong nhóm Nha Trang cũng chộn rộn lắm, đang lo thu xếp hành lư. Các chú này có hành lư bề bộn nhất trong viện, bây giờ phải đem cho bớt những chú ở lại. Mà đồ đem cho cũng có ǵ quư giá đâu: áo quần, kinh sách, tập vở, mùng màn... Ngày mai trở về nguyên quán rồi, chẳng c̣n ǵ quư giá đáng giữ nữa. Chúng tôi chia tay nhau không chuẩn bị trước nên chẳng có một buổi liên hoan gặp mặt để nói lời từ giă nhau, v́ vậy, những phút cuối này, gặp nhau là ngó sững nhau, như muốn nói cái ǵ đó mà không nói được. Phải chi chia tay ngày tốt nghiệp th́ hẳn có thể cười nói huyên thuyên được! Đàng này, cuộc chia tay đột ngột quá, giống như chia tay với một người chết bất ngờ v́ tai nạn. Không kịp nói tiếng nào. Chỉ thấy cái ǵ nghẹn cứng trong cổ họng. Cũng không hẳn vậy nữa, v́ chia tay với người chết th́ chỉ ân hận không nói được lời yêu thương cuối cùng; c̣n bây giờ, hăy c̣n sống đây mà chẳng biết phải nói ǵ với nhau. Có cái ǵ đang trờ tới, đuổi tới sau lưng, phải chạy. Tṛ chơi chiến tranh của những người lớn đă tiến tới màn nào trong bi kịch tử biệt đây!

Chẳng ai đoán trước được cái ǵ.

Những người lính đồn trú trong trại sau lưng chùa chắc cũng đang vội vàng từ giă đơn vị của họ. Một đoàn công-voa, nối đuôi nhau thành một hàng trên con đường nhựa dẫn đến hướng Non Nước – Đà Nẵng. Họ chưa khởi hành. Chẳng nghe la hét hô hoán ǵ. Chỉ nghe tiếng máy xe nổ rần rần. Đâu chừng nửa giờ đồng hồ sau, đoàn xe bật đèn sáng trưng, rồi lăn bánh. Từng chiếc, từng chiếc chạy đi. Bên trong trại, xe hăy c̣n tuôn ra tưởng chừng không bao giờ ngớt. Họ rút đi trong im lặng. Lâu nay họ đóng gần chùa mà chúng tôi hầu như không để ư đến. Có lẽ họ cũng không biết đến sự hiện diện của chúng tôi nơi Phật học viện này. Hội An tương đối yên ổn, trại lính, trường tăng nằm kế bên nhau, chung sống trong ḥa b́nh, im lặng. Cái im lặng tắc nghẽn của những người chưa làm hết, chưa đi hết con đường của ḿnh.

Đâu đó ở xa xa, có tiếng đại bác nổ rền. Vài tiếng súng lẻ tẻ nối theo. Thỉnh thoảng có một góc trời vùng sáng lên. Ai đi trong đêm giữa xóm làng gần chùa mà có tiếng chó sủa dai dẳng. Trăng hạ tuần lặng lẽ chếch về hướng tây. Những ánh sao mờ nhạt sau những cụm mây dày vần vũ. Trời đêm u ám. Có chú bỏ đi ngủ trước, thực ra là để khóc rưng rức trên giường

 

a

 

Hôm sau, trong giờ điểm tâm, học tăng chúng tôi cùng quỳ lạy ban giám đốc để trở về nguyên quán. Thượng tọa giám viện chỉ nói vắn tắt đôi lời, khuyên chúng tôi dù trong hoàn cảnh nào cũng nỗ lực tu học để mai sau có thể gánh vác được trọng trách hoằng pháp lợi sinh mà tiền nhân giao phó. Thượng tọa c̣n nói thêm:

“Nếu t́nh h́nh yên ổn trở lại, viện sẽ thông báo ngày nhập học cho các chú.”

Chúng tôi lục tục lên đường. Các chú ở các quận lỵ thuộc tỉnh Quảng Nam th́ chỉ cần xuống bến xe Hội An là có xe về. C̣n lại bao nhiêu chú đều phải đón xe đi Đà Nẵng rồi từ đó mới mua vé xe về nguyên quán. Ở bến xe Hội An bây giờ thực vắng khách. Người ta đă tuôn chạy gần hết từ nguyên buổi chiều và tối hôm qua. Chúng tôi có vẻ như là những người cuối cùng muốn rời bỏ thị xă. Người tài xế thấy chúng tôi lên chật cứng một xe th́ mừng rỡ, cho nổ máy chạy đi ngay. Đặc biệt trong chuyến đi này có thầy quản chúng đi theo để lo xe về cho mười hai chú nhóm Nha Trang. Trong mắt ban giám đốc, chúng tôi hăy c̣n là những đứa con nít. Tốp Nha Trang là tốp tăng sinh ở xa nhất mà lại là tốp tăng sinh do Phật học viện Sơ đẳng Linh Sơn gởi gắm. Năm kia thầy Thiện Đức thay mặt ban giám đốc Phật học viện Linh Sơn đem chúng tôi đến đây th́ bây giờ, thầy quản chúng cũng phải mang chúng tôi giao trả lại. Không giao trả tận nơi được th́ ít nhất cũng mang ra bến xe, nh́n tận mắt chúng tôi ngồi an toàn trên xe về Nha Trang mới thôi. Chúng tôi đă gia nhập Phật học viện với tư cách một tập thể thuộc Phật học viện khác chuyển đến nên bây giờ không được đi lẻ tẻ cá nhân. Đi th́ cùng đi, về th́ cùng về một lượt với nhau. Thầy quản chúng dặn ḍ chúng tôi đủ thứ, bảo không được phân tán, phải đùm bọc che chở nhau cho đến khi về đến Nha Trang. Ngoài mấy chú tốp Nha Trang, lực lượng hùng hậu nhất của viện, c̣n có vài chú ở Phú Yên, B́nh Định, Quảng Ngăi, Quảng Tín, cùng dự định sẽ đi chung một chuyến từ Đà Nẵng.

Bến xe Đà Nẵng là chặng cuối cùng cho cuộc phân ly giữa chúng tôi và một vài chú ở Quảng Trị, Huế, trong đó có chú Tửu. Chú Tửu cùng các chú ở các tỉnh khác đều phải tự túc xuống bến xe liên tỉnh lo mua vé đi. Riêng tốp Nha Trang chúng tôi th́ thầy quản chúng không cho đi đâu lộn xộn, sợ lạc mất. Thầy đem gởi chúng tôi ở chùa Tỉnh hội Đà Nẵng, bảo ở yên không được đi đâu, chờ thầy đi mua vé. Thượng tọa trụ tŕ chùa Tỉnh hội cho chúng tôi một pḥng trống để cất hành lư và nghỉ ngơi. Thầy quản chúng đi xuống bến xe bằng xe thồ gắn máy. Vậy mà gần hai giờ đồng hồ chờ đợi, chẳng thấy thấy quay về. Chúng tôi vô cùng sốt ruột. Có chú lầu bầu:

“Chắc pḥng vé không chịu bán mười mấy vé cho một ḿnh thầy quản chúng. Tụi ḿnh tự đi mua th́ phải hơn.”

“Hay v́ thầy quản chúng hiền lành đâu có chen lấn với người ta được!”

Chúng tôi cứ thấp thỏm, đứng lên ngồi xuống, mong ngóng thầy quản chúng quay về. Có hai chú lớn không chờ được, lẻn đi ra ngoài. Chỉ một lát sau đó th́ thầy quản chúng bước vào, nh́n chúng tôi, lắc đầu:

“Chịu thua. Việt cộng đă chiếm hẳn tỉnh Quảng Ngăi, chiếm luôn Tam Kỳ, Quảng Tín. Có đường đâu mà t́m vào Nha Trang. Không có xe vào trong nữa, chỉ c̣n xe ra Huế, Quảng Trị thôi.”

Nhưng thầy vừa nói xong, đă có người Phật tử nào đi ngang, nói chen vào:

“Đường bộ đi Huế, Quảng Trị cũng bị cắt luôn rồi. Đà Nẵng đang bị cô lập. Vô không được, ra cũng chẳng xong. Chỉ c̣n đi được mấy quận gần gần thuộc Quảng Nam-Đà Nẵng thôi.”

Thầy quản chúng thở dài, đứng im một lúc ra dáng suy nghĩ. Một lúc sau, thầy buồn bă nói:

“Chừ tính sao đây các chú?”

Các chú tốp Nha Trang nhao nhao lên, bàn tán đủ thứ. Chỉ c̣n đường hàng không và đường thủy nữa thôi. Nhưng ai biết đằng nào mà mua vé máy bay hay tàu thủy. Thầy quản chúng cũng mù tịt như chúng tôi thôi chứ có hơn ǵ. Nhưng lỡ gánh trách nhiệm của Thượng tọa giám viện giao phó, thầy phải ráng ngồi đây mà nặn óc suy nghĩ cái chuyện không thể làm được. Chú Lăm và chú Thiệt là hai chú lớn nhất tỏ ư mất măn, không muốn bị kiểm soát bởi thầy quản chúng nữa. Lúc năy, khi thầy quản chúng đi mua vé chưa về, hai chú ấy đă nói: “Phật học viện giải tán rồi mà thầy ấy c̣n đi theo kèm tụi ḿnh chi nữa!” Bây giờ, thấy thầy quản chúng bất lực chuyện lo vé đi, các chú càng mạnh miệng hơn:

“Tính không được th́ thôi, thầy về lại viện đi. Để tụi này tự lo được mà. Lớn hết rồi chứ c̣n nhỏ nhít ǵ nữa mà thầy theo hoài.”

Thầy quản chúng cũng muốn để chúng tôi tự lo vào phút này nhưng chưa biết ư kiến chung thế nào, nên hăy c̣n ngại ngùng áy náy, sợ bỏ đi là thiếu trách nhiệm. Thầy ngó tôi như ḍ ư. Tôi đến gần nói nhỏ với thầy:

“Các chú ấy nói đúng đó. Thầy trở về viện đi. Để tụi con tự t́m cách.”

Thầy quản chúng mới gật gù nói lớn:

“Thôi được, tôi về. Các chú ráng t́m cách đi nghe. Nhớ là đừng bỏ rơi nhau. Phải đùm bọc nhau cho tới nơi tới chốn th́ tôi mới yên ḷng.”

Chúng tôi tiễn thầy ra khỏi cổng tam quan.

Ăn trưa xong, chúng tôi cùng kéo nhau cuốc bộ xuống bến phà Đà Nẵng để t́m đường đi. Dưới bến đă đông nghẹt người và xe cộ. Chúng tôi chỉ đến được phía bên này đường mà ngó qua. Vài chú chen lấn đến sát chỗ neo thuyền, nơi có một chiếc tàu sắt lớn sắp sửa rời bến. Người ta bu lại, đeo bám, leo lên, đông như kiến, dù rằng trên tàu đă chật ních người là người. Tiếng la hét, tranh giành, căi cọ nhau om ṣm. Càng đứng lâu, người từ các nơi đổ xuống bến càng nhiều hơn. Chúng tôi chẳng tiến xa hơn được về hướng chiếc tàu sắt, nên cứ kéo nhau đi dọc theo bờ sông. Có tiếng súng nổ trên tàu. Nhiều chiếc xe của ai bỏ không, nằm choáng cả con lộ mà chẳng ai buồn lái hay dẹp qua một bên. Tôi nói với chú Hưng đứng bên cạnh rằng:

“Tụi ḿnh không thể đi được đâu.”

Hưng hỏi lại:

“Sao không được?”

“V́ tụi ḿnh không thể chen lấn với người ta. Tu mà chen lấn tranh giành với người ta coi kỳ cục lắm. Nh́n ḱa, cái đám đông đó, nếu muốn tiến về phía trước, chắc chắn ḿnh phải đẩy xô người khác qua một bên. Tu hành đâu có sợ chết mà hoảng sợ chen lấn.”

Chú Thiệt nghe vậy th́ chêm vào, căi:

“Đâu phải sợ chết mà chen lấn. Ḿnh cũng phải về với gia đ́nh chứ bộ không chen lấn rồi ở đây luôn sao?”

Chú này trước kia ở cùng chùa Hải Đức và Linh Phong với tôi. Lúc ấy chú dễ thương lắm, mà tự dưng càng lớn, càng đổi tánh, chẳng có điều ǵ tôi nói hay làm mà hợp ư chú. Tôi nói:

“Ừ th́ ḿnh cũng cần về, nhưng phải nhường thiên hạ trước. Chúng ta bỏ gia đ́nh đi tu rồi th́ bây giờ về gặp được th́ tốt, không được th́ cũng đành chấp nhận. Chúng ta đă chấp nhận chuyện xa nhà, lại không sợ chết, c̣n người ta sợ chết mà chạy th́ ḿnh nhường người ta trước, lư đâu lại đi tranh giành chỗ.”

Chú Thiệt đâm bực:

“Vậy th́ chú ở lại chứ đi xuống đây làm ǵ?”

“Không thể nói vậy được. Tôi xuống đây là để t́m đường về quê, y như mấy chú chẳng khác. Nhưng không phải xuống đây để tranh giành với thiên hạ, mất tư cách. Có đường th́ đi, không đường th́ thôi. Hơn nữa, có chen lấn tranh giành th́ cũng được một chú, hai chú, chứ có được mười hai chú đâu. Vậy là ră đám rồi, c̣n ǵ là đoàn kết, c̣n ǵ gọi là đùm bọc nhau!”

“Đến nước này mà c̣n nói chuyện đùm bọc với đoàn kết! Cái tập thể mười mấy người này làm tôi cục cựa không được ǵ hết. Nếu không dính chùm với mấy chú, tôi đă phóc lên tàu từ lâu rồi.”

Tôi sững sờ không ngờ chú ấy có thể nói ra được một câu như vậy. Tôi nghiêm mặt nói:

“Vậy chú nào muốn đi riêng th́ cứ đi riêng. Đó là các chú bỏ tập thể mà đi chứ đừng trách là tập thể bỏ rơi các chú là được rồi.”

Thế là tốp Nha Trang chia làm hai nhóm: một nhóm chủ trương mạnh ai nấy đi, tự do, không ràng buộc nhau để rồi chết chùm không ai đi được, đem hết lanh lợi của ḿnh ra để chen lấn mọi người mà lên tàu; nhóm thứ hai chủ trương cùng sống chết với nhau, đi được th́ cùng đi, ở lại th́ cùng ở, sẵn sàng chịu phần thiệt về ḿnh để giữ phong cách, bảo vệ màu áo của tập thể. Nh́n qua cũng thấy rơ là nhóm thứ nhất dạn dĩ, khôn lanh, c̣n nhóm thứ hai th́ chậm lụt, khờ khạo. Hơn một nửa số nằm trong nhóm thứ hai đó, gồm có Quỳnh, Tánh, Sáng, Hưng, Ḥa, Sướng, Cửu, Khôi và tôi. Số c̣n lại gồm mấy chú lớn tuổi hơn, cứ đâm đầu vào đám đông để t́m ngơ thoát.

Khi chiếc tàu sắt lớn kia rời bến rồi, bến tàu mới thưa bớt người. Chẳng thấy dấu hiệu ǵ khả quan, chúng tôi cùng kéo về lại chùa Tỉnh hội. Ở đây, chúng tôi gặp lại chú Cung, trước là chúng phó của chúng Ca Diếp. Chú Cung là người lớn tuổi nhất trong số học tăng của viện. Quê chú ở Quảng Ngăi. Quăng Ngăi bị chiếm rồi, chú chẳng biết đi đâu, tấp vào chùa Tỉnh hội xin tá túc. Chú Cung nhập bọn với chúng tôi, ở chung một pḥng tập thể của chùa Tỉnh hội. Chúng tôi nhờ có chú Cung bên cạnh mà cảm thấy yên ḷng hơn một chút. Có việc ǵ cũng hỏi ư chú như hỏi ư một người anh lớn.

Người ta nói, hiện tại, thành phố Đà Nẵng tập trung từ hai triệu rưỡi đến ba triệu người từ Quảng Trị và Huế chạy vào, từ Quảng Ngăi, Quảng Tín, Quảng Nam chạy ra. Các quận Đức Dục, Đại Lộc, Quế Sơn, Điện Bàn, và thị xă Hội An đều đă rơi vào tay người cộng sản. Chúng tôi chỉ ngủ qua một đêm tại chùa Tỉnh hội là t́nh h́nh đă khác thấy rơ. Buổi sáng bước ra cổng tam quan, thấy ngoài đường không như ngày hôm qua nữa. Xe cộ qua lại nườm nượp hơn. Đồng bào chạy tới chạy lui, kẻ đông người tây, tán loạn như một tổ kiến bị chọc phá. Có chiếc máy bay bà già lượn ṿng trên bầu trời u ám của ngày ấy, dùng loa phóng thanh lời của tỉnh trưởng, kêu gọi quân nhân, cảnh sát làm tṛn trách nhiệm của ḿnh, không bỏ đơn vị, quyết tâm bảo vệ đồng bào và thành phố đang bị cô lập này. Bài phóng thanh từ trời cao cũng cho biết vị tỉnh trưởng thề sống chết với quê hương, không bỏ đi đâu, yêu cầu đồng bào b́nh tâm trở về nhà, chờ quân đội và cảnh sát văn hồi trật tự. Nhưng người ta nói, thực ra ông tỉnh trưởng Quảng Nam cũng như ông thị trưởng Đà Nẵng đă cao bay xa chạy rồi. Chuyện văn hồi trật tự cũng coi như bất khả. Cướp bóc, hăm hiếp, nổi lên khắp các đường phố, khắp các khu gia cư. Cướp giữa ban ngày. Có vài toán quân nhân xách súng đi cướp. Họ lái một chiếc xe hơi lấy được từ đâu, chạy ṿng ṿng trong phố. Quân cảnh, cảnh sát thấy họ cũng phải làm ngơ, hoặc bỏ chạy. Sau, có vị thiếu tá Quân trấn đem xe tăng đi dẹp loạn. Nhưng rồi toán quân kia cũng t́m ở đâu được một chiếc xe tăng, sẵn sàng nghinh chiến. Xe tăng của loạn quân chạy xồng xộc, hùng hổ như con voi điên trên đường phố đông nghịt người. Nó chẳng biết thương tiếc bất cứ thứ ǵ bị cán bẹp dí trên đường đi. Đồng bào trên đường thấy xe tăng từ xa là bỏ chạy tán loạn, kinh hăi. Cũng may không ai bị xe tăng nghiến trước mắt tôi. Chỉ có mấy chiếc xe đạp, xe gắn máy là bị nát ngướu trên đường. Vị thiếu tá Quân trấn cùng các thuộc cấp cũng phải đầu hàng. Vậy là sự náo loạn đi đến chỗ không c̣n kiểm soát được nữa. Dù sao th́ đường xuống bến phà hăy c̣n đi được. Chúng tôi lại kéo xuống đó. Chẳng có tàu bè ǵ nữa. Người ta bảo muốn đi, phải đón ghe nhỏ chạy ra khơi, ngoài đó có tàu lớn chờ sẵn. Các tàu lớn không vào bến được để tránh trường hợp quá đông người chen lên. Chúng tôi chỉ lẩn quẩn ở dưới bến mất mấy tiếng đồng hồ, không kết quả. Có một tàu đánh cá đâu ngoài Huế chạy vô, vừa cập vào. Người ta chen nhau nhảy lên chiếc tàu đó trong khi những người trên tàu lại lo xuống bến. Một người lính trên tàu đó gặp chúng tôi th́ lắc đầu nói:

“Tôi từ ngoài Huế thoát vào đây. Ngoài bờ biển Thuận An người ta chết như rạ, nằm đầy ngoài băi. Chiếc tàu đó hư rồi, có chạy xa được nữa đâu mà lên.”

Rồi anh xin tiền chúng tôi để mua thức ăn. Anh đă nhịn đói mấy ngày trên tàu. Tôi cho tiền anh ấy rồi kéo mấy chú nhỏ đi tiếp. Đến một khoảng trống bỗng gặp thầy Phước Châu, vị quản chúng của Phật học viện Hải Đức Nha Trang. Chúng tôi mừng quá, chạy theo thầy. Té ra thầy ấy từ Nha Trang về Quảng Trị thăm gia đ́nh rồi bị kẹt. Thầy ấy thuê ghê nhỏ từ đảo Tiên Sa ở Sơn Trà về đây để mua thêm thức ăn. Một người đệ tử tục gia đi theo thầy lo phần mua thực phẩm ấy. Thầy đứng lại bến phà chờ đợi. Chúng tôi hỏi thầy xem chúng tôi có thể đi theo thầy về Nha Trang được không. Thầy nói được, nhưng phải mua thêm bánh trái để ăn dọc đường chứ kéo theo một đám như vậy thầy không lo nổi thực phẩm. Thầy thúc chúng tôi lo mua thức ăn, thầy sẽ đứng chờ. Tôi bảo các chú nhỏ là Cửu, Hưng, Sáng, Ḥa, đứng lại với thầy Phước Châu mà chờ. Tôi và chú Sướng đi quanh cả một khu phố mà chẳng thấy một thứ thực phẩm ǵ có thể mua được. Phải đánh một ṿng thật xa mới thấy một xe bán bánh ḿ. Chúng tôi mua hết bánh ḿ mà họ có, rồi tức tốc quay lại chỗ cũ. Vậy mà khi đến nơi, chỉ thấy c̣n có các chú Cửu, Sáng và Ḥa. Thầy Phước Châu và chú Hưng đă lên ghe nhỏ đi mất. Sáng nói là thầy Phước Châu dặn khi nào tôi trở lại th́ bảo tập trung chờ ở đây, chiếc ghe nhỏ đó sẽ quay trở lại để đưa chúng tôi ra đảo Tiên Sa. Đêm nay có hạm đội Mỹ vào ngang khơi Đà Nẵng, các ghe lớn nhỏ sẽ đưa người từ đảo Tiên Sa và Sơn Trà ra hạm đội. Nghe rằng có hai chiếc xà-lan lớn sẽ được tàu kéo ra chỗ hạm đội nữa. Chúng tôi đứng chờ măi, chẳng thấy ghe nào trở lại. Đành về lại chùa Tỉnh hội. Mấy chú nhỏ theo tôi cũng có ư trách tôi và chú Sướng chậm chạp, mua thức ăn ǵ mà lâu quá để cho thầy Phước Châu đi mất.

Bánh ḿ mua nhiều quá, tối đó chúng tôi ngồi ăn bánh thay v́ xuống bàn ăn chùa Tỉnh hội xếp hàng chờ đợi đến lượt ḿnh. Ở chùa Tỉnh hội bấy giờ không phải chỉ có tốp học tăng chúng tôi đến tá túc mà c̣n mấy chục tu sĩ trẻ khác từ các tỉnh tụ về nữa. Cũng may là chúng tôi đến sớm, có được một pḥng riêng rộng để trú thân qua đêm. Ngoài hành lang của các dăy tăng pḥng cũng như hiên chánh điện, đồng bào đủ mọi thành phần kéo đến nằm ngồi la liệt. Họ cũng là dân tỉnh khác kéo về, không có chỗ tá túc, lại khiếp sợ sự hoảng loạn bên ngoài mà vào đây ăn nhờ ngủ đậu, khỏi cần xin phép ai. Đến giờ ăn, họ xuống bếp chùa lấy cơm. Ăn rồi nằm ngủ luôn ở các hành lang của chùa cho tiện. Nhà bếp nấu cơm và thức ăn liên tục để có kịp mà cung ứng cho cả ngàn người. Một anh quân nhân nào đó có lẽ từng làm hỏa đầu vụ trong trại lính, nay xung phong làm đầu bếp cho chùa, nấu cơm liên tục từ sáng đến tối, nghĩa là không theo giờ giấc ba bữa ăn như thường lệ nữa. Thức ăn th́ có mấy d́ vải lo liệu. Một số phật tử theo xe riêng của chùa, đi mua gạo về chất đống ở kho gần bếp. Nghe nói người ta xông vào kho gạo tranh nhau vác gạo mang về nhà. Có người lấy nhiều quá, đem bán bớt, giá rất rẻ. Ở kho gạo ấy, người ta giành giật nhau kéo rút gạo thế nào mà những bao gạo từ trên cao đổ xuống đè chết mấy người. Mấy hôm trước, người ta chăm hăm chuyện thoát khỏi Đằ Nẵng; bây giờ, chuyện thoát ra e không thực hiện được nữa, người ta đâm nghĩ đến cái ǵ thực tế hơn. Vậy là, ngoài đường phố, không phải chỉ có người hớt ha hớt hải t́m đường thoát, mà c̣n nhiều người khác lăng xăng đi kiếm gạo, kiếm thức ăn, bằng cách mua rẻ hoặc đi hôi của từ những tư gia hay hàng quán mà chủ nhân đă bỏ đi hoặc không đủ sức bảo vệ. Nhiều người vác gạo hoặc vác bao thực phẩm lớn chạy nghinh ngang ngoài đường. Có những toán lính cầm súng bắn nhau loạn xạ trên đường phố để tranh giành thực phẩm, tiền bạc hoặc những ngôi nhà vô chủ. T́nh h́nh thật căng thẳng, tưởng chừng không c̣n cảnh rối loạn nào đáng sợ hơn.

Chúng tôi đang ngồi ăn bánh ḿ với nhau bỗng nghe một tiếng nổ thật lớn, vang rền cả thành phố. Tôi chẳng hiểu đó là loại bom đạn ǵ. Chỉ thấy ở góc trời phía đông vụt sáng lên một màu đỏ rực giữa đêm đen. Sau đó, nhiều tiếng nổ nhỏ khác nối theo, cũng ở phía ấy. Thượng tọa trú tŕ Tỉnh hội bước xuống bảo chúng tôi tắt đèn v́ Việt cộng đang pháo kích. Tôi không hiểu tắt đèn như vậy có kết quả ǵ không. Tiếng nổ cứ đ́ đùng vang lên, lúc gần lúc xa, nghe rờn rợn trong da thịt. Mấy ngày nay chưa xảy ra trường hợp đó, người ta la hét chen lấn lăng xăng với nhau ở mọi ngả đường. Bây giờ, đạn pháo kích tới tấp nổ, tiếng người bỗng như ngưng bặt. Tiếng pháo kích nghe như tiếng bước chân khổng lồ của tử thần. Tôi ngồi im trong pḥng tối một lúc, bỗng thấy cần một thời kinh cho tâm hồn lắng xuống, đồng thời cũng cầu nguyện cho sự b́nh an của ba triệu lương dân ở thành phố này. Không nhiều th́ ít, trước cảnh hỗn loạn và đạn bom nổ rền, tâm tôi cũng sinh bất an, không định được. Mấy ngày chạy loạn tá túc nơi đây, chúng tôi đă không tụng kinh ngồi thiền như thường lệ mà cũng chẳng nghe ở chùa tụng kinh. Tôi nói chú Cung hăy xin phép Thượng tọa trú tŕ cho tụng một thời kinh. Thượng tọa đồng ư ngay nhưng dặn chúng tôi là chỉ thắp chút đèn cầy nhỏ thôi, đèn điện tắt hết. Vậy là tốp Nha Trang chúng tôi kéo lên chánh điện làm lễ. Chỉ có chú Cung, tôi và mấy chú nhỏ; c̣n các chú lớn muốn tách rời tập thể th́ đi đâu không thấy về lúc này. Khi chúng tôi tụng kinh, một số đồng bào cũng kéo vào quỳ lạy phía sau. Tiếng kinh cầu nguyện vang lên giữa tiếng pháo kích đ́ đùng quanh ven thành phố.

Tụng kinh xong, chúng tôi trở về pḥng th́ được chú Thiệt (vừa đi đâu mới về) cho biết chú Dương và chú Lăm đă lên được một chiếc tàu lớn vào Sài G̣n. Tàu ấy không vào bến Đà Nẵng để bốc người mà cập bến ở đâu đó xa hơn. Vậy mà các chú cũng lần ḍ t́m ra được, thật tài! Chú Thiệt nói với các chú khác, cố t́nh cho tôi nghe:

“Thấy chưa, phải tách ra mà đi mới thoát được chứ kéo cả bầy đoàn th́ làm sao mà thoát!”

Chú ấy nói ǵ th́ nói, bọn tiểu khờ khạo chúng tôi vẫn cứ bảo thủ, không rời bỏ nhau.

Trận pháo kích ngưng rồi chúng tôi mới đặt lưng nằm xuống ngủ được một giấc dật dờ. Sáng mai, chú Hưng từ đảo Tiên Sa ṃ về, hổn ha hổn hển nói:

“Hồi tối Việt cộng pháo kích bên đảo. Khủng khiếp thật. Tôi xém chết bên đó rồi!”

Tôi vội hỏi:

“Vậy thầy Phước Châu đâu rồi?”

“Thầy ấy xuống xà-lan, ra hạm đội Mỹ rồi.”

“Sao chú không đi theo thầy Phước Châu?”

“Sợ quá không muốn đi nữa. Có một thầy ở Phật học viện Phổ Đà bị trúng mảnh nơi bụng, người ta đưa vào bịnh viện rồi. Một thầy khác, chẳng biết ở chùa nào, bị chết ngay tại chỗ. Tôi nằm kế bên thầy đó chứ đâu. Ớn thiệt! Nhiều người chết lắm. Tôi không dám đi nữa, chạy về đây.”

Mấy chú nhỏ lúc đó mới le lưỡi. Một chú nói:

“Nếu chú Khang đi mua bánh ḿ mau hơn một chút, chắc tụi ḿnh có mặt trên đảo hết, rồi chẳng biết chuyện ǵ xảy ra nữa há. Ghê thiệt!”

Suốt buổi sáng hôm ấy, chúng tôi lại cố gắng thử một lần nữa, theo chú Cung đi xuống bến phà xem có tàu lớn nào cập bến không. Nhưng vô vọng. Một cái bến không tàu. Cả những chiếc ghe nhỏ cũng không thấy. Nhưng người xuống bến, đi quanh, đứng chờ, vẫn đông nghịt. Thảm!

Chúng tôi quay về lại chùa Tỉnh hội. Không biết làm ǵ nữa. Chẳng biết đi đâu nữa. Buổi trưa ăn xong, chúng tôi ra đứng bên tường rào của chùa Tỉnh hội, nh́n thiên hạ vội vàng qua lại. Chưa thấy dấu hiệu ǵ là trật tự sẽ được văn hồi. Rối loạn hơn th́ có. Nhưng số lượng người qua lại trên đường đă có vẻ thưa hơn. Người ta biết không c̣n hy vọng ǵ rời khỏi thành phố kinh hoàng này nữa. Chỉ c̣n những chiếc xe của các toán loạn quân thỉnh thoảng phóng vụt qua. Thành phố ba triệu người bây giờ đang ngoắc ngoải chờ đợi một thế lực hay một đấng linh thiêng nào đó cứu vớt, hoặc chờ đợi một thảm kịch mà không ai đoán trước được mức kinh hồn của nó. Ai, thế lực nào có thể giải cứu thành phố này? Người ta chờ đợi, người ta lắng nghe. Chỉ thấy cướp bóc, phá hoại và vài tiếng súng nổ lẻ tẻ thị uy đâu đó trên đường phố. Nhà nào nhà nấy đóng cửa im ỉm. Tưởng chừng khung cảnh địa ngục cũng không thê lương áo năo đến như vậy.

Bỗng có tin loan đi rất nhanh rằng quân cộng sản đă kéo đến ven ngoại ô thành phố. Trong khi đó, lại có lời kêu gọi đâu đó, trên đường và trên đài phát thanh, yêu cầu hai bên tham chiến hăy bỏ súng xuống để mưu cầu ḥa b́nh thực sự cho đất nước. Lời kêu gọi nghe rất thiết tha, cảm động và có tác dụng rơ rệt. Phải, mấy ngày sống trong kinh hoàng rồi cuối cùng chỉ c̣n là tuyệt vọng, người ta muốn chấm dứt ngay t́nh trạng hỗn loạn vô chánh phủ của thành phố trên ba triệu người này. Cướp bóc, hăm hiếp, giết người trắng trợn giữa ban ngày th́ c̣n ǵ khác hơn để mong đợi ngoài sự buông súng hoàn toàn của hai phe lâm chiến để toàn dân vui hưởng thái b́nh! Thế rồi người ta buông súng. Nhưng buông ở đâu, không lư thả ngoài đường cho kẻ khác lại cầm lên để tiếp tục bắn giết nhau? Cho nên người ta mang đến các nơi thờ tự tôn giáo, chùa, nhà thờ, thánh thất v.v... Nghĩ rằng những nơi thờ tự ấy sẽ chan rưới thương yêu cho mọi người, khiến cho mọi thù hận nếu có nẩy ra th́ cũng bị trấn áp hay dịu đi. Người ta có thể hăng máu chạy đến kho vũ khí hay một đồn lính để lấy súng chiến đấu chứ không ai chạy đến chùa và nhà thờ để lấy súng bắn nhau cả. Ban đầu họ bỏ súng trước cổng, sau đó lại mang hẳn vào trong sân. Ở chùa Tỉnh hội có khoảng sân rất rộng. Người ta tháo súng, gỡ đạn rồi đem vào chất thành đống, các quân nhân vào chùa buông súng xong, cởi áo lính, chỉ mặc áo may-ô hay sơ mi trắng mà bước ra. Tôi đứng nh́n cảnh buông súng của “hai bên”, sung sướng ứa nước mắt. Thằng bé thiển cận như tôi, lâu nay ở chùa có phân biệt được ai là lính Cộng ḥa, ai là lính Cộng sản đâu. Súng nào cũng là súng, lính nào cũng là lính. Cán bộ xây dựng nông thôn hay nhân dân tự vệ mặc đồ bà ba đen không khác ǵ anh chiến binh và cán bộ cộng sản trong trí óc tôi cả. Và những người lính ấy, ai vào chùa cũng cởi áo trận, vứt mũ nón, thảy súng ống xuống đất rồi quay ra, làm sao tôi khỏi tin rằng “hai phe lâm chiến” cùng bỏ súng xuống v́ ḥa b́nh cho toàn dân! Không ngờ “ước mơ ḥa b́nh” của ḿnh, của nhiều triệu người khác trên đất nước khốn khổ này, nay đă thành sự thật. Ôi, cái sự thật đă diễn ra trước mắt, dễ dàng, đơn giản như vậy chỉ sau những lời kêu gọi ôn ḥa, t́nh cảm trên đài phát thanh. Mắt tôi cay từng giọt lệ nóng, tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước. Tôi quay qua hỏi chú Cung cho chắc, v́ chú ấy lớn tuổi hẳn phải biết nhiều:

“Hai bên cùng bỏ súng xuống, phải không chú? Vậy là có ḥa b́nh rồi hả?”

Chú Cung nh́n vào đống súng đạn, nh́n những chú lính đi vào đi ra một lúc, rồi nói với giọng nghi ngại:

“H́nh như không phải vậy.”

Và đúng là không phải vậy. Chỉ có một bên buông súng. Không phải hai phe lâm chiến cùng bỏ súng. Khoảng bốn giờ chiều, đoàn quân cộng sản lái chiến xa lù lù vào thành phố. Trên chiến xa cắm một ngọn cờ nửa đỏ nửa xanh với ngôi sao vàng ở giữa. Người ta gọi đó là cờ của quân giải phóng. Một số đồng bào có liên hệ với mấy anh cộng sản nằm vùng đă có sẵn cờ giải phóng, hồ hỡi đưa lên phất phất đón chào. Đa phần quần chúng c̣n lại th́ đứng nh́n với đôi mắt lạc thần, sửng sốt. Tôi cũng sửng sốt nh́n những chiến binh cộng sản đi ngang chùa với những bộ mặt lạnh lùng pha chút kiêu hănh. Tôi ngớ ngẩn quay vào pḥng, ngồi lặng một ḿnh, hoang mang, buồn bă. Tự dưng tôi linh cảm rằng, nước tôi không thể có ḥa b́nh theo cách đó.

 

a

 

Thành phố Đà Nẵng cũng bị chiếm, chúng tôi không c̣n lư do ǵ để nấn ná tại chùa Tỉnh hội nữa, bèn kéo nhau trở về Phật học viện Quảng Nam. Lúc ấy, các xe đ̣ đều bị trưng dụng cho bộ đội, cán bộ cộng sản để họ về quê hay đi công tác chi đó, thường dân không sao có xe mà đi được. Chúng tôi cũng đón xe măi không có, nên rủ nhau đi bộ từ Đà Nẵng vào Hội An. Hơn ba mươi cây số. Nhóm Nha Trang chia thành hai, ba tốp từ đây, v́ các chú lớn không thích đi với bọn chậm chạp và thích giữ kỷ luật như chúng tôi. Tôi, Sáng, Cửu, Sướng, Ḥa và Hưng cùng đi với nhau. Cứ đi mấy cây số, thấy có chùa dọc đường th́ vào nghỉ, xin nước uống rồi lại đi tiếp. Trên đường đi, nhiều xác chết nằm lăn lóc bên vệ đường, ruồi nhặng bu đầy. Chúng tôi nhắm mắt, niệm Phật mà bước. Đi từ sáng đến chiều tối th́ cũng về được tới viện.

Đâu chừng tuần sau th́ Phú Yên, Nha Trang cũng bị cộng sản chiếm nốt. Vậy là các chú Nha Trang lại rủ nhau lên đường, đi bộ từ Hội An vào Nha Trang. Đoạn đường dài khoảng từ bốn đến năm trăm cây số th́ phải. Các chú gom tiền mua thức ăn đầy đủ lắm. Tất cả mười hai chú, hai chú đă lên tàu lớn trước khi cộng sản vào Đà Nẵng, c̣n lại mười chú. Nhưng tôi ở lại không về nên Sáng cũng ở lại theo. Vậy đoàn lữ hành về Nha Trang chỉ c̣n tám chú, chia làm hai nhóm, theo sự hướng dẫn của dân địa phương, đi đường tắt ra quốc lộ số 1 rồi nhắm hướng nam mà đi thẳng. Tôi và Sáng chỉ viết thư về thăm thầy và gia đ́nh.

Nửa tháng sau, tôi nhận được thư của thầy tôi, của thầy Thông Chánh và cả thư của gia đ́nh tôi gởi ra, cho biết các chú đi bộ vào Nha Trang đă đến nơi b́nh an. Các chú vừa đi bộ vừa xin quá giang xe, phải hơn tuần lễ mới vượt hết đoạn đường dài trên bốn trăm cây số. C̣n thầy Phước Châu cũng đă về tới Nha Trang sau khi tấp vào Sài G̣n. Hai chú Dương và Lăm lên tàu lớn vào được Sài G̣n, rồi đi ngược ra Nha Trang để rồi lại chịu thêm một màn hỗn loạn tại thành phố này.

Bây giờ chỉ c̣n Sài G̣n và vài tỉnh phụ cận thủ đô là chưa bị chiếm. Nhưng tuần sau, trên đài phát thanh Sài G̣n, chúng tôi nghe bài nói chuyện cuối cùng của Tổng Thống Thiệu trước khi rời bỏ quê hương. Sau đó, lại nghe lời hứa hẹn đem tấm thân tàn quyết chiến đấu cùng anh em quân dân đến giọt máu cuối cùng của tân Tổng thống Trần Văn Hương. Rồi sau đó nữa, lại nghe lời kêu gọi buông súng đầu hàng vô điều kiện của tân Tổng thống khác: Dương Văn Minh. Những sự kiện dồn dập kéo đến có vẻ bất thường và bất ngờ, nhưng thực ra, người ta cũng đoán trước được phần nào là nó phải như thế, và rồi nó sẽ dẫn đến kết quả ra sao. Không có quân địch với sức tiến công thần tốc vũ băo đánh đâu thắng đó khiến cho hàng ngũ quốc gia bại trận... Chỉ có sự hoảng loạn, rút chạy, đầu hàng trước của một chính phủ ươn hèn, khiến cho đất nước rơi tọt vào tay người cộng sản một cách dễ dàng. Một số đơn vị quân đội Cộng ḥa bị quân cộng sản bao vây, đă anh dũng chiến đấu đến người cuối cùng. Trong thế cùng, dĩ nhiên họ chết không phải để bảo vệ chính quyền quốc gia; cũng không hy vọng là chết để bảo vệ được đồng bào miền Nam. Họ chỉ chết cho danh dự và trách nhiệm chưa tṛn của họ mà thôi. Cái chết của họ rửa được phần nào cái nhục của một quân đội tháo chạy và đầu hàng từ sự quyết định ban đầu vô trách nhiệm của các nhà lănh đạo quốc gia.

Đài phát thanh Sài G̣n đổi giọng, không c̣n là tiếng nói của người quốc gia, mà là tiếng nói của một chính phủ lâm thời do người cộng sản sắp đặt, điều động. Sài G̣n đă mất. Cuộc chiến Nam-Bắc v́ mâu thuẫn ư thức hệ, tạm thời coi như đă chấm dứt. Nhưng có người nói, có lẽ từ đây, cuộc chiến của toàn dân hai miền Nam Bắc đối với chủ nghĩa cộng sản mới bắt đầu.

Thượng tọa giám viện nói sẽ thông báo cho học tăng chúng tôi biết ngày tựu trường khi t́nh thế ổn định. Vậy mà khi người cộng sản chiếm hết miền Nam, lập chính phủ mới, Thượng tọa đă không hề nghĩ đến chuyện tái khai giảng Phật học viện. Các Phật học viện khác cũng như tất cả các trường trung tiểu học Bồ Đề trực thuộc hệ thống giáo dục của giáo hội trên toàn quốc cũng vậy: cộng sản vào th́ phải ngưng hoạt động hết. Cơ sở trường Bồ Đề khắp nơi đều bị biến trở thành trường của nhà nước. Nh́n thực tế trước mắt đó th́ biết là t́nh thế có ổn định hay chưa.

Các giáo sư ở trường Bồ Đề theo chỉ thị của các cán bộ giáo dục thuộc chính quyền mới, dẫn học sinh đi mít-tinh cùng các trường khác, hoan hô quân đội giải phóng và chính phủ lâm thời. Thầy Viêm chủ nhiệm lớp tôi, v́ là sĩ quan quân đội Cộng ḥa nên khỏi phải đi mít-tinh hoan hô ai, nhưng lại đi học tập cải tạo. Cũng thế, thư của mẹ tôi từ Nha Trang cho biết ba tôi cũng đi học tập cải tạo như vậy. Tôi không hiểu nổi mấy chữ “học tập cải tạo” đó nhưng cũng đoán được phần nào nhờ hai chữ “học tập”. Chắc là ba tôi, thầy Viêm, và nhiều người khác làm việc cho chế độ cũ, đă được đi tu nghiệp thêm để có thể phục vụ đất nước qua sự hợp tác làm việc cho nhà nước mới. Thôi vậy cũng tạm yên tâm, học tập chứ có phải đi tù đầy hay đi xử bắn ǵ đâu mà lo! Riêng phần tôi cũng như nhiều bạn bè học tăng khác, tự dưng không c̣n nghĩ đến chuyện cắp sách đi học văn hóa ở ngoài nữa. Điều thật lạ! Chẳng ai bảo ai, chẳng ai ngăn cản ai, mà cũng chẳng ai khích lệ ai, cùng chấp nhận chấm dứt việc đến trường, bất kể con đường học vấn dở dang của ḿnh. Thầy tôi, thầy Thông Chánh, gia đ́nh tôi, ban giám đốc Phật học viện Quảng Nam, cũng chẳng ai màng đến chuyện tôi có đến trường hay không. Dường như cộng sản nắm chính quyền rồi th́ chuyện đi học không c̣n cần thiết nữa, hoặc chỉ cần thiết ngang mức tiểu học thôi, nên ai đă ở bậc trung học rồi th́ khỏi phải bận tâm tới trường nữa. Hầu như cả nước phải lăn xả vào công việc lao động chân tay và xưng tụng cái vinh quang của lao động bằng những khẩu hiệu to lớn giăng đầy những nơi công cộng.

Ở Phật học viện Quảng Nam, ban giám đốc chỉ c̣n Thượng tọa giám viện, thầy giám sự và thầy Như Chấn (từ Sài G̣n mới về); số lượng học tăng c̣n lại chừng tám người, kể cả tôi và Sáng. Chú Tửu cũng không về lại Huế mà xin ở lại đây, bái Thượng tọa giám viện làm thầy y-chỉ. Ngoài ra, c̣n có hai chú tiểu nhỏ mới tu được vài tháng trước khi cộng sản vào. Sáng và hai chú tiểu nhỏ đó được cắt làm những việc nhẹ trong chùa (bây giờ không gọi là viện nữa, v́ viện đă giải tán). C̣n lại bao nhiêu người trong chùa đều kéo nhau đi làm ruộng, làm vườn mỗi ngày. Chúng tôi làm việc từ sáng đến tối. Công việc ruộng vườn đ̣i hỏi nhiều th́ giờ. Tôi chẳng c̣n rảnh để đọc sách hay cầm tới cây bút để nguệch ngoạc bậy bạ chút thơ văn ǵ nữa. Nhưng có thể nói, giai đoạn làm việc cực nhọc đêm ngày ấy là giai đoạn nỗ lực nhất từ trước đến nay của tôi trong việc tu tập. Từng nhát cuốc đưa xuống, từng bước chân gánh nước, từng phút từng giây, từng cử động nhỏ, từng ư niệm khởi lên, tôi đều quán sát tường tận với một tâm tư tỉnh thức. Chưa bao giờ tôi thấy tâm ḿnh tĩnh lặng, trong vắt như vậy. Và cái tâm trong vắt như pha lê ấy ảnh hiện vẻ cao rộng thênh thang của một vùng trời biển biêng biếc. Không phải biển trời Nha Trang. Không phải biển trời Đại Lănh. Không phải biển trời Lăng Cô. Không phải biển trời Non Nước... Nó, phương trời cao rộng ấy, ở ngay trong chính tôi một cách lặng lẽ, hiển nhiên như chưa từng sinh diệt, c̣n mất.

 

a

 

Hai tháng sau, Sáng bỏ về Nha Trang. Vậy, nhóm Nha Trang c̣n lại duy nhất ḿnh tôi. Hai tháng sau nữa, chú Phương từ Nha Trang viết thư ra nhờ tôi xin phép Thượng tọa giám viện cho chú ấy trở lại viện vừa lao động, vừa tu tập như tôi vậy. Tôi thưa với Thượng tọa, Thượng tọa đồng ư ngay, nhưng dặn tôi cảnh cáo trước với chú Phương là nơi đây làm việc cực nhọc quanh năm suốt tháng, ăn uống chẳng hơn ǵ ngày xưa. Nhận được hồi âm của tôi, chú Phương khăn gói từ Nha Trang trở lại Hội An, tham gia vào đội quân “nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực” (ngày nào không làm việc, ngày đó không ăn – chủ trương của thiền sư Bách Trượng ở Trung Hoa).

Theo lời chú Phương kể, tôi biết viện Hải Đức gần hai trăm học tăng nay chỉ c̣n khoảng trên hai chục vị. Các chú Dũng, Kính, Thông, Thỏa, Xuân và tất cả những chú tiểu trước đây ở Hải Đức, đều đă hoàn tục. Chưa hết, viện Linh Sơn trăm chú tiểu nay chỉ c̣n một phần ba. Và mười hai chú Nha Trang đi Hội An học trước đây, cũng chỉ c̣n bốn người: chú Ḥa, chú Quỳnh, chú Phương và tôi. Tám chú kia đều đă hoàn tục. Chú Thiệt làm cán bộ phường khóm ǵ đó tại Phú Yên. Chú Sướng lấy vợ, làm nông. Chú Tánh làm cán bộ ban y tế xă. Chú Khôi và chú Cửu đi buôn. Thành “mười ổ” lang thang đâu không biết. Hưng và Dương thuộc gia đ́nh liệt sĩ, hoàn tục được nhà nước nuôi ăn học. Và chú Sáng, ông Phật con học giỏi, hạnh kiểm tốt, thường lim dim niệm Phật trước đám đông, hoặc khi có người chọc ghẹo, lại đi làm một anh công an huyện.

Tôi nghe tin chú Phương kể lại mà bàng hoàng. Thật là điều không thể tưởng. Tôi buồn bă bước đi lang thang một ḿnh trong nghĩa địa. Ở giữa nghĩa địa có con đường trải sỏi rộng năm thước, dài gần cây số, dẫn đến khu dân cư gần trường học Trần Quư Cáp. Trước đây, khi Phật học viện c̣n sinh hoạt, học tăng chúng tôi thường dạo chơi trên con đường này trong giờ phóng tham. Giờ này một ḿnh rảo bước trên con đường ấy, tôi ngậm ngùi nhớ đến những khuôn mặt thơ ngây trong sáng của từng chú tiểu, từng người bạn. Tôi nhớ cả hành vi nghịch ngợm, phá phách của các chú. Tôi nhớ thành tích mười ổ của chú Thành nơi quán bánh ḿ bà Viết và “t́nh sử” chú Sâm nơi quán bánh ḿ bà Đạo. Nhớ chúng A Nan lăng xăng bắt rắn cạp nong. Nhớ chú Đồng chui xuống giường để nhường chỗ cho tôi trong giờ niệm Phật. Nhớ chú Quân là chú tiểu duy nhất chịu đứng ra làm “cảnh sát giao thông,” thổi tu-huưt đưa học tăng qua đường mỗi ngày đi học. Nhớ chúng Ca Diếp với nồi chè lén lút nửa đêm để lấp những cái bụng đói. Nhớ các chú Khôi, Ḥa, Sâm, Hưng quấn mền lên chánh điện tụng kinh vào thời công phu khuya v́ trời quá lạnh. Nhớ chú Cửu treo vơng tuốt trên ngọn cây ô-ma để ngủ trưa cho mát và khỏi bị ai quấy rầy. Nhớ chú Sáng bị dính vạt áo dài vào dây sên, lom khom như con khỉ kẹt đuôi... Rồi từ h́nh ảnh chú Sáng, tôi lại nhớ về Phật học viện Hải Đức Nha Trang với chú Dũng ṛm có cánh tay và bàn tay dài như vượn, ngồi đâu ngủ gục đó. Nhớ chú Sung vừa chạy vừa khóc trên đường về nhà. Nhớ chú Minh vào chùa một ngày là nhớ nhà đ̣i về. Nhớ chú Kính có cái chỏm bờm xờm như ổ quạ, nói tiếng Huế trọ trẹ mà nhanh như gió.

Tất cả những h́nh ảnh, những con người trên, bây giờ đă nhạt nḥa đi rồi. Họ đă bị cơn băo lửa thiêu sạch. Phải, chỉ có một cơn băo lửa cực kỳ kinh khiếp mới đủ khả năng thiêu rụi và làm thay đổi bao nhiêu tâm hồn dễ thương của cuộc sống. Chưa đầy một năm rời viện, các chú đă trở thành người lớn để chọn lối đi cho ḿnh. Tôi không biết cơn băo ấy sẽ ảnh hưởng ǵ đến cuộc đời tôi ngày mai. Nhưng tôi muốn nói với các chú ấy rằng: người lớn thường chọn lầm lư tưởng; c̣n tuổi thơ, giống như những cánh chim non, không bao giờ chọn lầm ṿm trời mênh mang xanh biếc của ḿnh cả.

Ṿm trời ấy, luôn hiện hữu trong từng giây phút quay đầu nh́n lại. Khi người ta đă chọn nó, người ta không thể nào quên nó được, và khi người ta đă nh́n thấy nó, không bao giờ người ta có thể đánh mất nó được nữa.

 

 

 HẾT

 

(mời đọc tiếp Bụi Đường, tức Phương Trời Cao Rộng 2)

 

 

oOo

 

Trở lại trang Mục Lục

 

 

 


 

Back