Truyện ngắn

 

Trang chính  Văn  |  Tạp ghi  Thơ  |  Đọc thơ  |   Nhạc chọn lọc  |  Trang Phật giáo  |  Liên lạc

 

 

 

Mẹ, Quê Hương và Nước Mắt

(Hoa Cau xuất bản năm 1989, Chiêu Hà tái bản lần thứ nhất năm 1994, 

tái bản lần thứ 2 năm 1996)  190 trang, $10 USD

Mời đọc vài truyện trích từ tác phẩm này

 

 

 

 

Biển Đời Muôn Thuở

(Chân Nguyên xuất bản năm 1992),  200 trang,  đă hết

Mời đọc vài truyện trích từ tác phẩm này

 

 

 

 

Thiên Thần Quét Lá  

(Chiêu Hà xuất bản năm 1993, tái bản lần thứ nhất năm 1995,

tái bản lần thứ hai năm 2000) 200 trang, $10 USD

Mời đọc trọn tác phẩm trên mạng

 

 

 

 

Giấc Mơ và Huyền Thoại

(Chiêu Hà xuất bản cuối năm 2001), 220 trang, $10 USD

Mời đọc trọn tác phẩm trên mạng

 

 


 

 

Một vài nhận xét của văn hữu và báo chí về các tác phẩm trên: 

 

MẸ, QUÊ HƯƠNG VÀ NƯỚC MẮT:

 * Nhà văn, Triết gia Phạm Công Thiện: "Tôi chỉ đọc được bốn truyện ngắn của Vĩnh Hảo và cũng đủ nhận thấy được tài hoa lặng lẽ của một nhà văn mới, với vài sắc thái nhẹ nhàng, khoan thai và nhân hậu. Kỹ thuật chín chắn và không cố ư văn chương thời thượng ồn ào. Những truyện ngắn của Vĩnh Hảo rất là Việt Nam với tất cả sức nặng khiêm nhẫn lạ thường của quê hương..." (Lời tựa giới thiệu cho tác phẩm Mẹ, Quê Hương và Nước Mắt, ngày 02 tháng 12 năm 1988)

 

* Nhà văn, Họa sĩ Vơ Đ́nh: "Những truyện chú viết, t́nh cảm tha thiết, có truyện với cốt truyện thê thảm. Nhưng tôi thành thật nói rằng sở trường của chú nằm ở những truyện ngắn và giản dị, như "Tôi đă hôn Mẹ," và "Ai cũng có Mẹ"... "Tôi đă hôn Mẹ", t́nh cảm sâu đậm, lời văn đơn sơ nhưng súc tích, có thể đem so sánh với "Bông Hồng Cài Áo" của Nhất Hạnh..." (trích thư riêng gửi ngày 15/12/1988 - nhận xét chung về tác phẩm đầu tay của Vĩnh Hảo: Mẹ, Quê Hương và Nước Mắt)

 

* Văn Học (số 52, 1989): "Lời giới thiệu (của Phạm Công Thiện) ân cần và trang trọng quá, và Vĩnh Hảo xứng đáng với những lời đó vậy. Trong văn anh không có nhiều kỹ thuật trường phái, viết đơn giản, cổ điển, nhưng ngôn ngữ quư phái và đầy chất thơ trong truyện. Văn anh có khi vụng về, cái vụng về của một kẻ nhiều năm không viết hoặc nói, nay phải dùng lời để nói lên điều mà ḿnh yêu thương... Mặc dù văn phong anh viết khá cổ điển, nhưng cách phô diễn thế giới của anh lại mang nhiều tính biểu hiện. Chúng ta có thể nh́n đâu cũng thấy t́nh cảm, chân dung anh hiện ra, trong tất cả các nhân vật... Anh với thế giới là một thể bất phân. Nh́n đâu, đọc tới đâu cũng thấy anh; và ngược lại, đọc anh th́ thấy toàn thế giới..." (Nhà văn Phan Tấn Hải ) 

 

* Thế Kỷ 21 (số tháng 10, 1994): "Tựa của tuyển tập đă tóm lược chủ đề của tất cả tám câu chuyện được Vĩnh Hảo kể lại một cách dung dị, nhưng gây xúc động mạnh nơi người đọc. Chủ đề có thể là ba mặt: mẹ, quê hương và sự đau khổ. Nhưng cũng có thể chỉ là một: người mẹ -- mẹ cũng là biểu tượng của quê hương, và mẹ là người chịu nhiều đau khổ, thiệt tḥi nhất trong thời loạn, mẹ cũng là nước mắt..." (Nhà văn Lê Tam Ca - giới thiệu Mẹ, Quê Hương và Nước Mắt, lần tái bản thứ nhất, 1994)

 

* Chân Nguyên (số 5 & 6, 1989): "Mẹ, Quê Hương và Nước Mắt là một tuyệt tác được viết bằng mồ hôi, máu và nước mắt của chính tác giả - một trong những ng̣i bút gạo cội của Chân Nguyên"

 

 

BIỂN ĐỜI MUÔN THUỞ:

* Thế Kỷ 21 (số tháng 3, 1993): "Biển Đời Muôn Thuở với 12 truyện ngắn viết bằng một bút pháp nhẹ nhàng, đôn hậu và "lăng mạn". Vĩnh Hảo cho người đọc thấy ông là một nhà văn nghiêm túc. Nhân vật trong truyện ông cao thượng, anh hùng và... hiền lành."

 

* Làng Văn (số 95, tháng 10, 1992): "Biển Đời Muôn Thuở gồm 12 truyện ngắn của một khuôn mặt trẻ chắc tay bút, vững ư chí, đă có những đóng góp chững chạc cho nền văn học Việt-nam lưu vong." (Nhà văn Nguyễn Hữu Nghĩa)

 

* Chân Nguyên: "Biển Đời Muôn Thuở gồm 12 truyện ngắn của nhà văn Vĩnh Hảo, được viết với bút pháp sắc gọn mà lại nhẹ nhàng, đôn hậu, châm biếm mà lại hiền ḥa, khiêm cung... Tác giả mô tả cuộc đời qua một cái nh́n rất lạ: cái nh́n của một đạo nhân có tâm hồn nghệ sĩ, hay cái nh́n của một nghệ sĩ có tâm hồn của đạo nhân--thế cho nên, cuộc đời được phô diễn như là một bề mặt thơ mộng và đẹp đẽ khác của chân lư ngàn đời."

 

THIÊN THẦN QUÉT LÁ:

* Hợp Lưu (số 11, năm 1993): "Thiên Thần Quét Lá là tác phẩm thứ tư của một nhà văn "âm thầm" nhất, nhưng cũng đều tay nhất... Bên cạnh vô số những tác phẩm (cả trong lẫn ngoài nước) đắm ch́m trong "một cơi nhân gian bé tí" nhưng đầy lục dục thất t́nh, tác phẩm của Vĩnh Hảo, như điểm sáng, dù nhỏ bé, cũng phần nào giúp ta nh́n thấy cuộc đời, dẫu sao, cũng không phải chỉ tràn đầy những toan tính vụn vặt, vị kỷ và bao nhiêu phiền tạp khác để sống c̣n (một câu trong truyện của Vĩnh Hảo)." (Nhà văn Khánh Trường)

 

* Phụ Nữ Việt (xuân Giáp Tuất, số 31 & 32, 1994): "TTQL gồm những câu chuyện kể trong không khí đẫm màu Thiền vị. Đời sống được nh́n qua một lăng kính khác, tĩnh lặng hơn và cũng sóng gió ngầm hơn... Vĩnh Hảo là người viết khá đều tay. Trong năm nay đă xuất bản liên tiếp hai tác phẩm... (TTQL và Phương Trời Cao Rộng)"

 

* Giao Điểm (số tháng 11/1993): "Tâm hồn tác giả đẹp, văn đẹp, truyện đẹp... Tất cả những ai từng trải qua những ngày xách nước chẻ củi cho chùa, và cả những ai chưa từng, đều nên t́m đọc tập truyện Thiên Thần Quét Lá này." (Nhà văn Phan Tấn Hải)

 

* Ḥa Thượng Thích Hộ Giác (tác giả tiểu thuyết Trúc Lâm Dậy Sóng, và tập thơ T́nh Mẹ): "Thầy có đem theo quyển Thiên Thần Quét Lá, mới đọc qua hai lần. Thầy vô cùng phấn khởi, vui mừng. V́ hơn 2500 năm nay, người ta đă bỏ quên thế hệ trẻ trong đạo tràng--những tuổi thơ đáng yêu, đáng quí này sẽ tiếp tục bị mai một, nếu không được Vĩnh Hảo "khai quật" và "khai hỏa". Thật là một công tŕnh "cách mạng văn học và tư tưởng Phật giáo". Thành thật hoan nghinh!"

 

* Ḥa thượng Thích Như Điển (Những đoản văn viết trong 25 năm qua (Phần 2) - Nửa dặm đường): Đọc sách của Vĩnh Hảo, tức chú tiểu Tâm Quang ngày nào, tôi thấy tuổi thơ của ḿnh cũng đă được dưỡng nuôi nơi chùa chiền, nên rất gần gũi. Những pho sách của Vĩnh Hảo như: Thiên Thần Quét Lá, Phương Trời Cao Rộng, Ngơ Thoát, Cởi Trói v.v... văn chương rất trong sáng, dễ đọc, nhất là lớp thanh thiếu niên được sinh ra và lớn lên nơi hải ngoại. V́ văn cú ấy không cầu kỳ; nhẹ nhàng mà sâu sắc. Cũng là chuyện t́nh; nhưng rất thơ mộng. Cũng là chuyện đạo, nhưng không có vẻ huyền bí, khó tin.

 

* Nhà thơ Lam Nguyên: tác phẩm văn xuôi Thiên Thần Quét Lá của nhà văn Vĩnh Hảo, chúng tôi nhận thấy, và cho rằng, đây là một bài Thơ dài. (trích Chất Thơ trong tác phẩm Thiên Thần Quét Lá của nhà văn Vïnh Hảo).

 

* Viêm Thị Cánh Nhung (phóng viên tự do trong nước): “Với một góc nh́n quá thấu hiểu nên “Thiên Thần Quét Lá” chỉ cần những câu văn giản đơn là đủ chạm đến cảm xúc, đủ t́m ra những mạch dây đồng điệu. Ở lời tựa, tác giả Vĩnh Hảo chỉ khiêm tốn hy vọng tác phẩm của ḿnh “hé mở phần nào công hạnh đẹp đẽ dễ thương của các chú tiểu ở chùa...” Nhưng xin thưa, không! Thiên Thần Quét Lá đă mở ra cả một thế giới vi diệu khiến ta khi rưng rưng nước mắt, khi thanh thản bay lên cùng những cánh quạ trên sân chùa: một cuốn sách không chỉ là kể chuyện nhà chùa, chuyện đạo pháp mà c̣n là cả một tâm hồn, cần đọc một lần trong đời…”

 

 

GIẤC MƠ VÀ HUYỀN THOẠI:

* Khởi Hành (số 62, tháng 12, năm 2001): "Giấc Mơ và Huyền Thoại là tác phẩm gồm 8 truyện ngắn của một nhà văn có óc nhận xét tinh tế, khôi hài thông minh, có khuynh hướng châm biếm và xây dựng xă hội. Lời Tựa của cuốn sách do tác giả viết là một thông điệp lư thú: "Đây không phải là tuyển tập của những truyện dài viết ngắn mà là những truyện ngắn viết dài bằng cái hơi ngà ngà chếnh choáng của một kẻ chưa hề say rượu bao giờ, nhưng say men đời qua những giấc mơ và huyền thoại." Vĩnh Hảo đă lấy những mẫu người có thật ngoài đời làm nhân vật cho truyện của ḿnh, và tuy là hư cấu, anh vẫn 'đe dọa': "Một vài điều viết ra trong tuyển tập này có thể làm phiền ḷng một số người..." Bạn nên mua đọc." (Nhà văn, nhà thơ Viên Linh)

 

* Thế Kỷ 21 (số 152, tháng 12, 2001): "Vĩnh Hảo là tác giả của mười mấy cuốn truyện dài, truyện ngắn, tạp bút, thơ... được xuất bản trong hơn một thập niên qua. Sáng tác của ông chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, và trong tác phẩm mới nhất này, triết lư về cuộc sống bàng bạc trong hầu hết mọi truyện. Ông trở nên thâm trầm hơn, quan sát cuộc đời kỹ lưỡng và sâu sắc hơn, và truyện ông dựng thường mang một thông điệp để cắt nghĩa một điều ǵ đấy của nhân sinh... Có thể gọi đây là một tập truyện triết lư bắt nguồn từ cuộc nhân sinh phức tạp của con người ngày nay..." (Nhà văn Phạm Xuân Đài)

 

* Nhà văn Hồ Trường An (Bảy Sắc Cầu Vồng - Bút khảo văn chương, viết về 7 nhà văn Việt Nam hải ngoại - 2004): "... Trong khi đa số nhà văn trẻ tuổi ở hải ngoại ồn ào gào thét  xây dựng một thứ văn chương mới thuần tính chất sáng tạo, th́ Vĩnh Hảo điềm tĩnh để quan sát cho ḿnh con đường nào phải đi. Anh ung dung tự tại theo phong cách một kẻ quan sát kỹ lưỡng và chu đáo. Anh không bị lôi cuốn  bởi làn sóng thời thuợng, không chạy sa đà theo cái ảo vọng canh tân về phương diện văn chương... Anh tiếp tục nối gót theo những cây bút đă từng vang bóng và đă từng đi trước anh trong công việc xây dựng loại tiểu thuyết tư tưởng đặt trên nền tảng tâm linh. Và vượt hơn họ, anh đưa đạo Phật vào tác phẩm của ḿnh rất tế nhị và khéo léo. Như thế, tuyển tập Giấc Mơ Và Huyền Thoại là một tác phẩm văn chương có giá trị đáng kể." (Mời đọc trọn bài viết của nhà văn Hồ Trường An)

 


 

 

 

 

Back Up Next

 

 

Mua sách, xin gởi ngân phiếu hay lệnh phiếu đến:

 

VINH HAO

P.O. BOX 849

MIDWAY CITY, CA 92655 - U.S.A

 

Nội địa Hoa Kỳ miễn cước phí. Ngoài Hoa Kỳ xin thêm $5 Mỹ kim cho mỗi cuốn sách

 

 

Visitors since 11.2001:

   

 

 Bắt đầu từ ngày 12.10.2012:

Flag Counter