TẠP GHI

Trang chínhThơ  |  Văn  |  Tác phẩm  |  Đọc thơ  Nhạc chọn lọc  |  Trang Phật giáo  |  Liên lạc

horizontal rule

 

 

 Tết Kỷ Sửu 2009 và Hoàng Mai Huế do Vơ Đ́nh trồng vườn trước, Florida

 (ảnh của Họa sĩ  Trần thị Lai Hồng, bạn đời của Họa sĩ Vơ Đ́nh)

 

 

CÀNH MAI TRƯỚC SÂN

(vài chuyện trao đổi văn học, tưởng niệm bách nhật văn/họa sĩ Vơ Đ́nh từ trần)

 

Có một vài kỷ niệm với người anh trong làng văn, là văn/họa sĩ Vơ Đ́nh, mất vào ngày 31 tháng 5, 2009 vừa qua. Những kỷ niệm này có thể nói theo từ ngữ nhà Phật là “duyên.” Cái duyên này xoay chung quanh một cành mai. Nhưng trước khi đi sâu vào câu chuyện với “yêng” Vơ Đ́nh, tưởng cũng nên đi một ṿng lan man về “một cành mai” này.

Mười lăm năm trước, 1994, tôi có xuất bản tác phẩm “Sân Trước Cành Mai”. Trong tác phẩm này có bài “Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết”, lại có bài thơ “Sân trước cành mai” dùng làm tựa đề chung cho tác phẩm.

Sáu năm sau đó, năm 2000, nhà văn Nguyễn Tường Bách bên Đức có tác phẩm “Đêm Qua Sân Trước Một Cành Mai.” Bốn năm sau nữa, 2004, nhà văn Đỗ Hồng Ngọc trong nước xuất bản cuốn “Cành Mai Sân Trước.” Rồi năm kế tiếp, 2005, nhà văn Trần Trung Đạo ở Massachusetts, Hoa Kỳ, có bài tâm bút “Tối Qua Sân Trước Một Cành Mai.” Cũng trong năm đó, nhà văn Vơ Đ́nh ở Florida, Hoa Kỳ, xuất bản cuốn “Một Cành Mai.”[1] Đầu năm 2008, nhà văn Thái Kim Lan bên Pháp cũng có bài tùy bút “Một Cành Mai.”

Sân trước cành mai, cành mai sân trước, cành mai trước sân, đêm qua sân trước một cành mai, tối qua sân trước một cành mai, nhất chi mai, một cành mai[2], cành mai[3], làng mai[4], đ́nh mai, mai…

Mai quả là một loài hoa sang quí, được nhiều văn thi sĩ nhắc đến một cách trân trọng. Nhưng những nhóm từ được dùng làm tựa sách, tựa bài, tựa nhạc phẩm, tên làng, tên người… nói trên, hầu như đều được khơi nguồn hứng cảm từ bài thơ chữ Hán “Cáo Tật Thị Chúng” của Thiền sư Măn Giác thời Lư (1052 – 1096), trong đó có câu cuối là “Đ́nh tiền tạc dạ nhất chi mai.” Chỉ có bảy chữ (trong bài thơ ngắn ba mươi bốn chữ) này thôi mà biết bao đạo gia, văn thi nhân, nhạc sĩ, dùng tới dùng lui không biết chán.

Một bài thơ ngắn trải qua gần một ngh́n năm vẫn c̣n ảnh hưởng đến tinh thần và xúc cảm của người đời sau ở trong nước, ngoài nước, và ngay cả đối với người ngoại quốc, th́ phải nói là bất hủ.

Xin trích lại lần nữa nơi đây để bạn đọc nào chưa biết bài thơ ấy có cái nh́n tổng quát câu chuyện văn chương về một cành mai mà tôi muốn nói ở sau.

 

“Xuân khứ, bách hoa lạc

Xuân đáo, bách hoa khai

Sự trục nhăn tiền quá

Lăo tùng đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đ́nh tiền tạc dạ nhất chi mai.”

(Cáo Tật Thị Chúng, Thiền sư Măn Giác, thời Lư)

 

Ngô Tất Tố dịch:

“Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Trước mặt việc đi măi

Trên đầu già đến rồi

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai.”

 

Vơ Đ́nh dịch:

“Xuân đi, trăm hoa rải

Xuân đến, trăm hoa khai.

Xem chuyện đời trước mắt

Tóc trên đầu đă phai.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Tối qua, vườn trước một cành mai.”

 

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích dịch sang Anh ngữ, đặt tựa là “Rebirth” (Tái Sinh) như sau:

“Spring goes, and the hundred flowers.

Spring comes, and the hundred flowers.

My eyes watch things passing,

My head fills with years.

But when spring has gone not all the flowers follow.

Last night a plum branch blossomed by my door.”

 

Vào năm 1995, tôi có viết “Về một bài thơ thiền mùa xuân,” phân tích khá kỹ bài Cáo Tật Thị Chúng rồi, nhưng sau đó, vẫn thấy là chưa nói hết ư. Trong bài viết ấy, tôi có dùng hai bản dịch của Ngô Tất Tố và Vơ Đ́nh để đối chiếu, phân tích. Cái duyên với nhà văn Vơ Đ́nh là từ đây, dù rằng anh vốn là người rất thân với gia đ́nh tôi từ lâu.

Trong đoạn nói về hai câu “Xem chuyện đời trước mắt / Tóc trên đầu đă phai” do anh Vơ Đ́nh dịch, tôi viết: “Người phương Tây quen với văn chương hiện thực hẳn phải chịu họa sĩ Vơ Đ́nh ở chỗ đó. Thiền sư không nói chuyện tóc bạc, tóc phai, tóc muối tiêu, tóc pha sương ǵ hết. Chỉ nói sự già (hay tuổi già) kéo đến trên đầu. Một lối nói khéo của người Đông phương. Họa sĩ Vơ Đ́nh không chịu sự úp mở đó, hoặc anh muốn nói huỵch toẹt, nói thẳng thừng thực tế tóc bạc là tóc bạc cho người đọc, nhất là các bạn phương Tây của ḿnh dễ lĩnh hội hơn. Tóc trên đầu đă phai… Nhưng anh ác quá, anh nói thực quá! Anh nhập vai thiền sư, quan sát cuộc đời trước mắt, nhưng diễn lại bài thi kệ ấy theo hoàn cảnh của anh; v́ vậy, anh quên một điều c̣n thực tế hơn, rằng thiền sư không có tóc (có chăng cũng chưa dài khỏi một phân tây). Dù một tháng không cạo lại, tóc thiền sư cũng chỉ lúp xúp đâu chừng nửa phân. Ngắn củn như vậy nên dù c̣n tóc trên đầu, người ta vẫn nói rằng các nhà sư không có tóc. Không có tóc nên thiền sư không thể diễn tả tóc bạc, tóc phai; chỉ nói cái già kéo đến trên đầu, vừa khéo, vừa đúng với hoàn cảnh nhà sư của ḿnh. Họa sĩ Vơ Đ́nh là một nghệ sĩ ẩn cư (như một đạo sĩ) trên một ngọn đồi ở xứ lạnh Maryland nên lười hớt tóc (dù có lúc họa sĩ rất muốn cạo tóc làm sư). Họa sĩ thường để tóc dài, có khi muốn chấm vai, nên đâu có quên nh́n thấy tóc ḿnh phai hàng ngày. Họa sĩ nói thẳng chuyện tóc phai đó là phải rồi. (Nhưng nếu họa sĩ nói với mọi người rằng thiền sư đă nói chuyện tóc phai th́ chẳng khác ǵ anh đùa ghẹo—tiếng Huế gọi là ngẳng —với các nhà sư đấy nhé!).”[5]

Khi bài viết của tôi được phổ biến, một vài người bạn hỏi tôi: “Viết như vậy có đụng chạm anh Vơ Đ́nh không?” Tôi cười, đáp: “Cái tâm của anh ấy như hư không, không biết là đụng chạm chỗ nào hỉ? Không sao đâu, tôi có gửi cho anh ấy đọc trước rồi. Anh ấy c̣n khen và gửi tặng tấm h́nh có cành hoa mai trước hiên nhà cho tôi nữa mà!” Quả là vậy. Anh Vơ Đ́nh là một người anh lớn thật đáng quí mến. Cả nhà tôi đều dành cho anh t́nh cảm đó. Anh không giận tôi v́ bài viết đó, chỉ nói vài chữ để bảo vệ hai chữ “tóc phai” của anh, gửi bằng postcard đến tôi: “Vả lại, dù cạo đầu, tóc của thầy Minh Châu hay thầy Từ Mẫn đều bạc trắng thấy rơ kia mà!”

Trong giới văn bút, Vơ Đ́nh đă nổi tiếng từ lâu, là một đàn anh đi trước tôi nhiều năm, và nói về kiến thức học thuật th́ đáng bậc thầy của tôi, nhưng anh rất khiêm cung, tế nhị, đôi lúc rất thẳng thắn.

Một lần, anh viết thư mách tôi biết, và cũng là xin phép, lấy một câu văn của tôi để đưa vào truyện ngắn nào đó của anh. Anh viết: “Tôi chôm của chú một câu trong truyện dài Phương Trời Cao Rộng, chỗ bà mẹ cầu thỉnh ông thầy cho đứa con trai của ḿnh xuất gia.” Câu văn mà anh nói là “chôm” đó, thực ra chỉ lấy ư thôi, chứ không phải lấy nguyên văn (tôi quên mất nó nằm trong truyện ngắn nào trong các tác phẩm của anh). Vậy mà anh vẫn “xin phép” đàng hoàng, cẩn thận. Qua chuyện nhỏ ấy, tôi thật cảm kích cung cách làm “văn nghệ” rất mực “quân tử” của anh.

Vài năm sau, anh liên lạc, nói là muốn trích đăng nguyên một đoạn trong bài viết của tôi, chính cái bài mà tôi nói chuyện “tóc phai” ở trên, để đưa vào lời tựa cho tác phẩm “Một Cành Mai” của anh. Điều này càng chứng tỏ rơ hơn, rằng anh không hề có ư giận trách ǵ cái “tội” dám phân tích bài dịch của anh. Tôi cho đó là một điều hân hạnh nên vui vẻ đồng ư. Đoạn trích như sau: “Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài ‘Cáo tật thị chúng’ của Măn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI, thời Lư, cách đây gần một ngàn năm. Bài thơ ấy thực ra không phải là một bài thơ. Không phải là thơ v́ thiền sư, thực ra, đă không làm thơ. Chỉ có thể nói được rằng vào một lúc tâm tư tịch lặng an nhiên nhất, khi những thăng trầm của thế sự không c̣n là điều bận ḷng với ḿnh, khi những cánh hoa tan tác rơi rụng không làm tâm hồn xao xuyến, hăi sợ nữa; và khi, chính sự biến thiên của vạn hữu vô thường ấy lại ảnh hiện vẻ trường cửu bất diệt của chân tâm, thiền sư bất chợt bật lên một tiếng kinh ngạc, hốt nhiên giác ngộ tính cách bất nhị của bản thể và hiện tượng giới. Lẳng lặng cảm nhận niềm an lạc và trí tuệ vô biên đó, thiền sư đóng cửa, cáo bệnh, không bước ra khỏi phương trượng để sinh hoạt với đệ tử như mọi khi. Các đệ tử chầu chực bên ngoài, lo âu, bồn chồn, như linh cảm rằng thầy ḿnh sắp từ giă cuộc đời. Đến chiều tối, để không phụ ḷng các đệ tử đang quan tâm đến ḿnh, thiền sư mỉm cười thảo một bài kệ ngắn, gởi ra ngoài cho đại chúng. Bài kệ ấy trở thành những lời dạy cuối cùng ân cần, cảm động và siêu thoát nhất của thiền sư để lại cho đệ tử. Và ngôn ngữ của một kẻ giác ngộ, đứng trên đỉnh cao chót vót của trí tuệ, dù không đẽo gọt, uốn nắn, t́m chữ, sắp đặt ư lời, đă vô t́nh trở nên thơ. Bài kệ, hay bài thơ "Cáo tật thị chúng" (Cáo bệnh để dạy đệ tử) ấy, trở thành bài thơ bất hủ của nhân loại…” [6]

Cũng liên quan đến “một cành mai,” một lần khác, anh viết email hỏi tôi: “Nè chú, tại sao Thiền sư Măn Giác làm thơ bằng Hán văn không viết là ‘nhất mai chi’ mà lại viết ‘nhất chi mai’. Chẳng phải theo chữ Hán th́ cành mai phải viết là ‘mai chi’ hay sao!? Chú rành chữ Hán chú nói tôi nghe thử.” Tôi viết email trả lời: “Thưa anh, em cũng chẳng rành chữ Hán lắm đâu, nhưng nếu anh hỏi th́ em cũng nói theo cảm nghĩ thôi, chứ không chắc là đúng, v́ Hán văn vốn chẳng có văn phạm ǵ cả - văn phạm là do người đời sau, h́nh như là Hồ Thích hay Lâm Ngữ Đường hệ thống hóa mà đưa vào thôi! Theo em, nếu viết là ‘nhất mai chi’ th́ chỉ là một cành của cây mai, cành mai đó chưa chắc có hoa; c̣n viết ‘nhất chi mai’ th́ đó là một cành mai nở hoa. Chữ ‘mai’ đi sau này trở thành như một danh động từ: nở những hoa mai. Vậy, ‘nhất chi mai’ là một cành nở đầy những hoa mai, hay một cành mai nở đầy hoa.” Anh đọc xong thư, liền viết lại: “Chú trả lời như rứa tôi rất chịu! Tôi cũng như chú, không dám nói là đúng. Vả lại (anh thường dùng chữ này), văn học, hay văn phạm, cũng chẳng có chi gọi là đúng hay sai. Nghệ thuật chỉ có cảm được hay không mà thôi.”

 

Sở dĩ phải dài ḍng chuyện văn nghệ riêng tư giữa anh và tôi ở đây, cũng như lại nhắc câu chuyện cành mai của Thiền sư Măn Giác (dù đă nói khá nhiều trong những bài viết khác rồi), là v́ chẳng hiểu sao, khi nhớ tới anh Vơ Đ́nh là tôi nghĩ tới một cành mai. Cảm giác này cũng từng đến khi tôi nhớ về thầy bổn-sư của tôi (đă viên tịch từ năm 1991). Có lẽ v́ những vị này đều quí mai và thường nhắc đến mai trong sáng tác của họ.

Riêng anh Vơ Đ́nh, c̣n có tên thật là Vơ Đ́nh Mai. Đ́nh Mai, rơ ràng là một cây mai trước sân. Hơn thế, tác phẩm cuối cùng (?) của anh, chẳng phải là tác phẩm “Một Cành Mai” đó sao!

C̣n nhớ một đoạn trong The Rock Garden của Nikos Kazantzakis, có câu này: “Hỡi cây mai trước sân nhà, ta không về nữa đâu. Nhưng c̣n ngươi, khi xuân về xin đừng quên nở hoa.” (O plum tree before my house / I shall never return / But you do not forget to blossom / Again in the spring!) [7] Theo Kazantzakis th́ những lời này được t́m thấy trên một giải lụa mềm giấu trong nón sắt, hoặc cuộn trong giây thắt lưng của các samurais Nhật thời xưa. Lời trối trăn trên giải lụa nói lên quyết tâm của người chiến sĩ khi ra trận, đồng thời cũng là lời nhắn gửi thật t́nh cảm của người chiến sĩ ấy về với gia đ́nh, làng xă. Cây mai trước sân nhà. Một h́nh ảnh gần gũi, gắn liền với tâm tư của người Nhật-bản. Cây mai được nói ở đây, plum tree, không phải cây mai của người Việt chúng ta, mà là một cành anh đào. Nhưng nó cũng là loại cây thường được trồng nơi sân trước.

Về cây cảnh, cây kiểng, người Á-đông thường đưa những ǵ quí, đẹp khoe ra ở sân trước, những ǵ tập tàng tạp nhạp th́ giấu ở vườn sau. Cây mai đứng đầu trong bốn loài cây quí (tứ quí: mai, lan, cúc, trúc), và nở hoa vào mùa đầu của bốn mùa (tứ thời: xuân, hạ, thu, đông). Cho nên mai đứng ở trước sân (đ́nh tiền mai, hoặc viết gọn là đ́nh mai).

Vơ Đ́nh rất là Huế, và rất là Tây. Chữ “quân tử” (thường được hiểu là phong cách trượng phu theo kiểu Trung Hoa) không thích hợp để gọi anh. Nhưng vẻ chân, thiện, mỹ toát ra từ biểu tượng một cành mai trước sân th́ đúng là phẩm cách văn nghệ tài hoa và trung thực của con người ấy.

“Một Cành Mai,” tác phẩm cuối đời của Vơ Đ́nh, vẽ những bức tranh thủy mặc, dịch và viết về những bài thơ thiền Việt Nam, có lẽ là những ǵ anh muốn gửi lại cho đời, cô đọng một đời làm và sống với nghệ thuật của anh. Một con người vừa trầm mặc vừa xông xáo trong sáng tạo như anh thật hiếm có. Người ta gọi anh là Vơ Đ́nh. Tôi muốn gọi anh là Đ́nh Mai, cội mai già trước sân. Mai có thể trải qua sống-chết, c̣n-mất, nở-tàn theo bốn mùa, nhưng cốt cách, phong vận của nó th́ c̣n măi.

 

California, ngày 26 tháng 7 năm 2009.

Vĩnh Hảo

 

 Một trong những bức tranh treo trong nhà anh Vơ Đ́nh, do Nguyễn thị Lệ Liễu chụp vào năm 2007.

Ngôi nhà nhỏ có cội mai già trước sân. (Source: http://www.gio-o.com/NguyenThiLeLieuVoDinh2007.html )

 


 

horizontal rule

 

[1] Một Cành Mai, tác phẩm của Vơ Đ́nh, hoàn tất trước đó nhiều năm nhưng đến năm 2005 mới được xuất bản.

[2] Một Cành Mai, Đạo ca số 5 của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ thơ của thi sĩ Phạm Thiên Thư từ thập niên 1970s để tặng Nhất Chi Mai (tên thật là Phạm thị Mai), người đă tự thiêu năm 1967 để nguyện cầu cho ḥa b́nh Việt Nam.

[3] Cành Mai, Plum Branch, tên một album nhạc của ca sĩ Mỹ Carey Creed, lấy từ chữ “chi mai” trong bài Cáo Tật Thị Chúng (Thiền sư Măn Giác thời Lư). Album này có 12 bản, bản thứ hai có tựa là “Rebirth” (Tái Sinh), là bản dịch Anh ngữ của Gs. Nguyễn Ngọc Bích cho bài Cáo Tật Thị Chúng, được Carey Creed phổ thành nhạc.

[4] Làng Mai, Plum Village, Plum Tree Village, một trung tâm thiền của Thiền sư Nhất Hạnh ở Tây Nam nước Pháp, thành lập từ năm 1982. Hiện nay Làng Mai được người Việt nhắc đến như là một thiền phái của Việt Nam được truyền bá tại hải ngoại rồi ảnh hưởng ngược về trong nước.

[5] Con Đường Ngược Ḍng, Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản năm 1998, trang 30-31.

[6] Một Cành Mai, Vơ Đ́nh, An Tiêm xuất bản năm 2005, Lời Nhà Xuất Bản, trang 11-12.

[7] The Rock Garden của Nikos Kazantzakis, bản dịch Anh ngữ của Richard Howard, Touchstone xuất bản năm 1963, trang 171. Theo bản dịch này, chữ “before my house” có vẻ như không nói cây anh đào trồng trước sân, mà là một cây anh đào đâu đó ngoài đường, trước nhà. 

 

 

 

 

horizontal rule

 

Back Up Next