TẠP GHI

Trang chínhThơ  |  Văn  | Sách VH  |  Đọc thơ  Nhạc chọn lọc  |  Trang Phật giáo

 

horizontal rule

 

 

LỜI GIỚI THIỆU

tuyển tập  Góp Nhặt Hương Sen

của 23 văn thi sĩ Phật giáo Việt Nam hải ngoại:

Bảo Ninh, Biển Chết, BúpBêNhậtBản, B́nh Nguyên, Chiêu Hoàng, Hạt Cát, Hiền Vy, Hoa Vô Thường, Hồng Khắc Kim Mai, Lan Huỳnh, Lê Hiếu Liêm, Nguyễn Bá Tứ, Như Phương, Phan Thị Trọng Tuyến, Sương Lam, Thái Tú Hạp, Trần Tri Khách, Từ Dung, Vi Hoàng, Vũ Thị Như Hoa, Xuân Vinh, Y Nguyên và NMChâu
 

(Tuyển tập này được xuất bản để gây quỹ từ thiện xă hội do diễn đàn Phụ Nữ Việt chủ trương - bạn đọc có thể đặt mua sách từ các tác giả có tên ở trên nếu quen biết, hoặc liên lạc Phụ Nữ Việt: www.phunuviet.org)

 

horizontal rule

 

 

Hương sen trong Phật giáo biểu trưng cho đức hạnh, bởi v́ hương sen d́u dịu, thanh tao, cao nhă, không làm đắm người như hương của những loài hoa khác. Điều lạ thường là hoa sen vươn lên từ śnh lầy mà không bị ô nhiễm, dơ nhớp; không những thế, lại chính từ nơi tục lụy mà khai hoa nở nhụy, tỏa ngát hương thơm của nó. Nói xa hơn, hương sen là phẩm tính của giải thoát, giác ngộ.

Phẩm tính ấy, như lời Phật dạy, tất cả chúng sanh đều hàm chứa giống nhau. Không phải ở nơi người giàu mà nhiều hơn, nơi người nghèo mà ít hơn; cũng không sai khác giữa giai cấp, địa vị, giới tính và tuổi tác. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh ngang đồng như nhau trên mặt bản thể. Kinh Phật đă nhiều lần khẳng định như thế. Điều khác là ở trong đời sống hiện tượng, mỗi người có thể biểu hiện được nhiều hay ít, sâu hay cạn, và biểu hiện bằng cách nào. Có hàng ngh́n cách—trong kinh nói là 84,000 pháp môn—để khai mở nguồn tâm, trở về với chân như Phật tánh. Tùy nơi căn cơ, trí lực, phước và nghiệp của mỗi người mà sự quay về với nguồn cội thành tựu nhanh hay chậm. Nhưng dù thế nào, hương vị ấy, một khi được xông ướp nơi ai, ở đâu, thời gian nào, cũng mang lại niềm an lạc thanh thoát cho người đó và những người chung quanh. Đó chính là đặc tính của hương sen, của đạo lư giải thoát.

 “Góp Nhặt Hương Sen” là tuyển tập văn thơ của nhiều văn nhân thi sĩ từng hít thở không khí trong lành của nhà Phật. Những người này thuộc nhiều thế hệ khác nhau: có người trên bảy mươi, có người xấp xỉ trên dưới ba mươi; có người đă thành danh, có người chỉ cầm bút do nhu cầu diễn đạt nội tâm. Họ đến từ nhiều hệ phái khác nhau (Nam tông, Bắc tông, Khất sĩ, Phật giáo Ḥa Hảo), như những nhánh sông cùng đổ về đại dương. Họ dùng nhiều thể loại (thơ, văn, truyện ngắn, hồi kư, tùy bút hay tiểu luận…) để ghi lại kinh nghiệm, hiểu biết và cảm xúc của ḿnh đối với đời sống, đạo cũng như đời. Nhưng tựu trung, tất cả những biểu đạt này đều nói lên sự đồng cảm của người con Phật trước sự kỳ vĩ của đức Thế Tôn cũng như đối với hương vị chánh pháp cao xa mà họ được thấm nhuần.

Trong h́nh thức “góp nhặt” văn học, tác phẩm này không mang sắc thái thuần túy của việc hoằng pháp; và trong nội dung “hương sen”, nó cũng không đơn giản là một kết tập văn thơ b́nh thường. Chỉ có thể nói được rằng, đây là sự qui tụ, kết tinh của những giọt nước nhỏ, khiêm nhường, để cúng dường đức Phật, hướng tâm về cha mẹ và nguyện cầu cho một thế giới ḥa b́nh, hạnh phúc chân thực như mục đích của nhóm chủ trương.

Được biết đa số các tác giả tham gia tuyển tập đều là thành viên của diễn đàn Phụ Nữ Việt. Ngoài tuyển tập này, họ đă và sẽ xuất bản nhiều tuyển tập khác. Đây là đóng góp đáng khích lệ cho văn học nói chung, cho Phật giáo nói riêng, khiến bản thân tôi khi cầm tuyển tập “Góp Nhặt Hương Sen” trên tay, lấy làm cảm động và kỳ vọng trong tương lai sẽ c̣n nhiều tuyển tập như thế chào đời.

Đức Phật nói, “nếu nước đại dương chỉ có một vị mặn th́ đạo lư của Như Lai chỉ có duy nhất hương vị giải thoát.” Những người nghệ sĩ con Phật tắm gội trong đại dương chánh pháp, hẳn nhiên ít nhiều ǵ cũng đă nếm được hương vị. Thế nên, từ sự qui tụ của những giọt nước nhỏ khiêm nhường, tôi thấy cả một biển rộng bao la.

Xin cảm ơn nhóm chủ trương Phụ Nữ Việt cùng tất cả các tác giả góp mặt; và xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc khắp nơi.

California, ngày 9 tháng 7 năm 2007.

Vĩnh Hảo

 

 

 

horizontal rule

  Back Up Next