TẠP GHI

Trang chínhThơ  |  Văn  | Sách VH  |  Đọc thơ  Nhạc chọn lọc  |  Trang Phật giáo

 

horizontal rule

 

LỜI GIỚI THIỆU

thi tập  Lung Linh Hoa Tạng

của TK Thiện Hữu Lư Thừa Nghiệp

 

 

Tập thơ “Lung Linh Hoa Tạng” trên tay bạn là tập hợp thi vị của hai thi phẩm, hai tâm hồn, hai thế giới, hai thi nhân đạo và đời: TK Thiện Hữu Lư Thừa Nghiệp.

Hai thi nhân này không phải là những khuôn mặt mới lạ ǵ trên vuông chiếu văn học Phật giáo: họ đă từng góp mặt khắp các tạp chí và trang lưới đạo Phật, đă có tác phẩm được xuất bản vài năm trước (*), và thi tài của họ từng được độc giả khắp nơi đón nhận và ái mộ. Cho nên, thêm một lời giới thiệu hay bạt nơi đây cũng thừa.

Điều có thể làm là lướt qua về sự kết hợp kỳ đặc của hai ḍng thơ từ hai cơi đạo-đời, vẽ nên một thế giới hoa tạng lung linh huyền ảo.

Hoa Tạng là ǵ? — Đây là một thuật ngữ phật-học được nhắc đến nhiều qua bộ kinh Hoa Nghiêm mà người đọc nào chưa quen với tư tưởng triết lư Đại thừa Phật giáo, cũng cần biết qua trước khi đi vào cơi thơ TK Thiện Hữu và Lư Thừa Nghiệp.

Hoa Tạng là nói tắt từ “Liên Hoa Tạng thế giới,” (kinh Hoa Nghiêm, phẩm Hoa Tạng thế giới), là một diễn tả khác của “Tỳ-lô-giá-na trang nghiêm tạng Đại lầu các” (Vairochana-alankàra-vyùha-garbhà), hoặc “Thai Tạng giới” (kinh Đại Nhật). Nhưng từ ngữ thông dụng nhất vẫn là Hoa Tạng thế giới. Đây là tên cơi tịnh-độ của đức Phật Tỳ-nô-giá-na, là chân thân của đức Phật Thích-ca. Thể của thế giới này là tự tính thanh tịnh trang nghiêm của hằng ha số chư Phật và bồ-tát; dụng của nó là sự dung nhiếp, tương thông, là sự phối trí trong trật tự của tất cả mọi hiện hữu; tướng của nó là vũ trụ vạn vật trải rộng khắp ba ngàn đại thiên thế giới, bao trùm cả pháp  giới (dharmadhàtu). Theo triết lư Hoa nghiêm, hay Hoa Tạng, tất cả những hiện hữu từ vật thể đến tâm thức, đều nương nơi các điều kiện nhân duyên để có mặt bằng chính tự thân cá biệt của chúng, đồng thời phản chiếu, dung nạp tất cả những tâm và vật khác một cách không ngăn ngại (vô ngại: anàvarana). Cái này cái kia, bên này bên kia, có mặt trong nhau, không có giới hạn của không gian và thời gian. Nói một cách thơ mộng và đơn giản bằng ngôn ngữ văn học Phật giáo, th́ Hoa Tạng là thế giới thiên sai vạn biệt bao gồm chân và tục đế, phàm và thánh, sinh tử và niết-bàn; gần gũi và tượng h́nh hơn, là khổ đau và hạnh phúc, nước mắt và nụ cười, ḍng đời và nẻo đạo.

“Lung Linh Hoa Tạng” là một thi tựa vừa thơ mộng, vừa triết lư, phản ảnh khát vọng của hai thi nhân nhằm diễn bày sự tương thông tương nhiếp giữa thế giới thanh tịnh trang nghiêm và cuộc đời khổ lụy. Hai ḍng thơ như hai luồng ánh sáng soi chiếu vào nhau, không đánh mất ánh sáng của ḿnh, mà cũng vừa tiếp nhận ánh sáng khác một cách trọn vẹn.

Ḍng thơ TK Thiện Hữu là những áng mây trắng bay qua bầu trời xanh thẳm vô tận. Ngôn phong thanh khiết, thuần tịnh, sáng ngời nét đẹp của trí tuệ từ bi; ư tưởng chân thành, tha thiết và đầy lạc quan. Những áng mây lúc th́ tràn ngập bao phủ, khi th́ tản mạn lửng lơ. Chân thành trang trải tất cả mà vẫn nhẹ nhàng thảnh thơi, không lưu vết tích giữa trời cao rộng.

Ḍng thơ Lư Thừa Nghiệp là ḍng sông cuồn cuộn chảy ngang trần gian thống khổ. Ngôn từ lúc sôi nổi, lúc thâm trầm; tứ thơ lồng lộng, bát ngát. Ḍng sông này cưu mang tất cả bẩn đục của cuộc đời, nâng lên thành những bọt sóng lao xao, thi vị hóa và tịnh hóa chúng bằng sự cảm nhận sâu sắc nguyên lư vô thường, khổ, không.

Hai cơi thơ, nh́n theo thể cách của Hoa Nghiêm, tương thông và dung nạp nhau một cách tuyệt vời; và nói theo thể điệu của thi ca, là một kết hợp thơ mộng, hài ḥa, ư vị của một thi phẩm đẹp từ cấu trúc đến nội dung.

Một thi phẩm đẹp như thế, tôi rất ngần ngại khi cố gắng phân tích, giới thiệu, nhưng không do dự ǵ khi trân trọng viết lời tán dương và cảm ơn hai tác giả nơi đây.

 

California, ngày 28 tháng 4 năm 2007.

Vĩnh Hảo


 

horizontal rule

 

(*) TK Thiện Hữu với thi phẩm “Gió Bụi” do Sống Đạo xuất bản năm 2005 tại Úc Châu; Lư Thừa Nghiệp với thi phẩm “Bọt Nước Xao” xuất bản năm 2003 cũng tại Úc Châu.

 

 

 

 

horizontal rule

  Back Up Next