TẠP GHI

Trang chínhThơ  |  Văn  |  Tác phẩm  |  Đọc thơ  Nhạc chọn lọc  |  Trang Phật giáo  |  Liên lạc

horizontal rule

 

 

HÓA TRANG

 

 

 

costumebasement.com

 

 

Sáng thứ Bảy bước vào nhà băng, thấy các nhân viên đều hóa trang. Sực nhớ hôm nay là ngày Halloween, ngày Lễ hội hóa trang, hay là ngày của ma quỷ (có người nói thế).

Nguồn gốc lễ hội này xuất phát từ châu Âu, chính xác là từ Tô-cách-lan, Ái-nhĩ-lan, Anh-cát-lợi và một phần miền bắc nước Pháp bởi sắc dân Celts. Lễ hội đă có từ trước công nguyên, tức đă hơn hai ngh́n năm rồi, nhưng măi đến hậu bán thế kỷ thứ 19, mới bắt đầu phổ biến tại vài tiểu bang Đông Bắc Hoa Kỳ, là do những di dân từ các nước kia sang lập nghiệp. Bây giờ th́ đă lan khắp, không những Hoa Kỳ mà c̣n qua Á châu. Lịch sử và các truyện tích của lễ hội này có nhiều nguồn. T́m đọc sơ qua Google search th́ biết vậy, chứ ở đây chẳng phải chỗ để nói, huống nữa, hăy để những người có khiếu kể chuyện ma và chuyện kinh dị đảm trách th́ hấp dẫn hơn.

Trở lại với buổi sáng ở nhà băng. Nh́n các nhân viên trong các trang phục khác nhau, thấy cũng vui vui. Có người hóa trang con thú ǵ đó không đoán ra nổi. Có lẽ phải xem nhiều phim hoạt họa của con nít mới biết đó là con ǵ. May mà cô tiếp ḿnh hóa trang đơn giản, dễ nhận ra. Nụ cười thân thiện, cô chào hỏi, ḿnh đáp lấy lệ, rồi bỗng thấy làm vậy có vẻ lạnh lùng quá cho một ngày hội hóa trang, bèn nói đùa một câu:

“Chào bác sĩ.”

“Hả, bác sĩ à? Không, tôi là Kate Gosselin, y tá!”

“Ồ, xin lỗi, chào cô Kate...” Mà Kate Gosselin là ai vậy ḱa? Chắc là nhân vật nào trong phim mà ḿnh chưa xem.

Cô nhướng mắt ngó ḿnh rồi cười ngất, xoay qua người bạn kế bên nói, “anh ấy nói tao là bác sĩ!” Cách nói của cô không phải hănh diện bị hiểu lầm là bác sĩ, mà chính là thất vọng v́ ḿnh không nhận ra cô là cái cô y tá Kate Gosselin nào đó. Có lẽ cô nghĩ ḿnh nhà quê, ít đọc, hoặc ít chịu xem phim, xem tivi...

Hừm, y tá hay bác sĩ, có khác ǵ đâu chứ. Cô chỉ mặc cái áo choàng trắng, máng cái ống nghe lên cổ, giống như mấy bác sĩ tôi từng gặp ở bệnh viện, họ đều mặc như vậy cả mà. Bảng tên cô đeo cũng đâu có ghi chữ ǵ là nurse hay là Kate Gosselin. Hóa trang thôi mà làm dữ vậy!

“Anh cần giúp ǵ nào?” cô nhân viên xoay lại, cố giữ nụ cười tươi, hỏi.

Tôi đưa món tiền mặt của ṭa soạn để nhờ cô đưa vào trương mục. Cô nhanh nhẩu bỏ xấp tiền vào máy đếm. Rẹt, rẹt, rẹt... tiền giấy bị kẹt. Cô lắc đầu, tỏ vẻ khó chịu, vừa gỡ tiền ra khỏi máy, vừa nói:

“Lần sau anh đưa tiền nhớ tháo mấy cái kim ra rồi hăy đưa tôi nhé!”

“Ồ, xin lỗi, tôi không kịp nói cho cô biết...”

Y tá ǵ mà khó chịu, ít dễ thương thế, ḿnh thầm nghĩ. Cô lầm ĺ tháo kim, sau đó lại đưa tiền vào máy. Lần này th́ đă trơn tru. Nhưng cô vẫn chưa hết bực dọc, c̣n lặp lại câu nói khi năy:

“Lần sau anh đưa tiền nhớ tháo mấy cái kim ra... Anh cần giúp ǵ nữa không ạ?”

“Thưa không, cảm ơn cô.”

“Chúc một ngày vui,” cô nói.

“Tôi cũng chúc cô như vậy.”

Về ṭa soạn, nói với cô thủ quỹ, lần sau nhớ tháo mấy cây kim ra trước khi đưa cho nhà băng... Cô trợn mắt nói:

“Họ cầm tiền của ḿnh th́ phải biết là có kim hay không chứ sao lại trách ḿnh! Trước khi đưa vào máy đếm phải xem lại khách hàng có bấm kim hay cài kim vào tiền không đă. Mấy cây kim đó, không lẽ ḿnh dùng móng tay gỡ ra à! Họ ở văn pḥng có staple remover để gỡ, đó là bổn phận của họ! Đúng là xớn xa xớn xác để mắt ở đâu rồi c̣n trách ngược khách hàng!”

Ừ nhỉ, cô thủ quỹ nói cũng đúng, mà bây giờ ḿnh mới nhận ra. Nhưng mà, cho dù ḿnh có sớm biết điều đó th́ cũng đâu dám trách người ta. Có đời nào ḿnh lớn tiếng bắt lỗi người ta nơi công cộng v́ ba cái chuyện nhỏ xíu như vậy. Huống ǵ, người ta đang vui, đang hóa trang làm y tá Kate Gosselin mà...

 

Buổi tối ngồi một ḿnh viết những gịng chữ này. Bên ngoài có tiếng lũ trẻ hàng xóm la hét, chạy rần rật. Chắc là bị ai đó giả ma hù dọa. Lâu nay ḿnh không có tổ chức Halloween nên không để cửa hé, cũng không có trái bí thật bí giả ǵ để trước sân. Lũ trẻ thấy nhà tối om nên cũng chẳng bén mảng gơ cửa để “trick or treat.”

Hóa trang. Cũng vui. Bầy con nít, và ngay cả một số người lớn, cũng chẳng cần hiểu nguồn gốc hay sự tích Halloween làm ǵ. Thấy người ta làm th́ làm theo. Mùa lễ hội, các gian hàng, công sở, tư sở, đều có hóa trang, trưng bày bí đỏ, mạng nhện, phù thủy, cây chổi, mèo đen, bộ xương khô... vui quá đi chứ! Rồi đêm đến, bầy trẻ rủ nhau từng tốp, đi gơ cửa từng nhà, trick or treat, xin kẹo... Ḿnh chẳng tham dự nhưng cũng vui lây với niềm vui con nít.

Ngồi gơ chữ, vừa ngẫm ngẫm nghĩ nghĩ về chuyện hóa trang. Hóa trang. Hóa trang. Ḿnh muốn nói ǵ vậy? À, là hóa trang. Mọi người đều hóa trang cả đấy mà, đâu cần phải đợi đến lễ hội Halloween.

Khi thay và mặc áo quần mỗi ngày trước khi rời pḥng và trước khi ra khỏi nhà là hóa trang rồi đó. Mỗi người đă tự chọn một thứ trang phục thích hợp nhất với nhân dáng, vai tṛ và vị trí của ḿnh trong gia đ́nh, xă hội. Là thói quen, là điều tự nhiên. Nhưng chẳng phải cũng là một h́nh thức của hóa trang và đóng kịch hay sao? Chúng ta hóa trang mỗi ngày mà không tự ư thức. Nếu không hóa trang th́ ở nhà cũng giống như khi ra đường, đến sở cũng giống như khi ở pḥng riêng. Hoặc có thể nói ngược lại, “tọa mật thất như thông cù” (một ḿnh ngồi trong pḥng kín vẫn giữ cái lễ giống như ở ngă tư đường). Nếu ra ngoài đường th́ tươm tất lịch sự, đi đứng trang nghiêm, nói năng chừng mực nhỏ nhẹ, rồi về pḥng riêng th́ ngă ngớn, lè phè, buông thả, ăn nói thô tháo... chẳng phải đă chứng tỏ ḿnh chỉ đóng kịch với tha nhân và dối gạt chính ḿnh hay sao! Bước ra khỏi pḥng, chúng ta đă khác, bước ra khỏi nhà, chúng ta càng khác hơn. Rồi đến sở, khác, đến chùa hay nhà thờ, lại khác hơn một chút. Nghĩa là chúng ta chưa bao giờ sống thực với ḿnh. Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi ứng biến, đối xử với những người chung quanh, vừa biểu hiện phong cách, tư cách, một personality của ḿnh. Cái gọi là tư cách đó, chẳng qua chỉ là một hóa trang, kết quả từ sự va chạm với tha nhân và xă hội. Chúng ta khoác mặc cho ḿnh những lớp áo gọi là cái lễ của người phương Đông, hay cái cung cách và phép lịch sự (manner, behavior) của người phương Tây. Những lớp áo đó dần dần trở thành cá tính, đặc tính của mỗi chúng ta, chỉ khác là đậm hay nhạt, rộng hay chật. Nếu thấy thoải mái trong những lớp áo đó, chúng ta hạnh phúc, và hóa trang không c̣n là hóa trang. Nếu không thấy thoải mái, chúng ta sẽ suốt đời sống trong vờ vĩnh, giả bộ.

Cho nên, trong một nghĩa nào đó, sống hạnh phúc ở đời chính là biết chọn cho ḿnh một sự hóa trang hoàn hảo; có nghĩa là vừa vặn, thích hợp với ḿnh ở nhân dáng, tác phong và cả ở tâm hồn nữa. Một sự hóa trang nhẹ nhàng, không đến nỗi là một sự che giấu thiên hạ, lừa dối chính ḿnh.

Cũng có nghĩa là hăy nói những ǵ chúng ta chính mắt thấy, chính tai nghe; đừng cố ư nói sai sự thực. Cố ư nói sai sự thực chính là lừa dối ḿnh, lừa dối đời bằng một kiểu hóa trang vụng về, thô lậu.

Cũng có nghĩa là hăy thực hiện những ǵ chúng ta nghĩ là đúng, là công bằng, sau khi đă cân nhắc kỹ lưỡng với trí tuệ và kinh nghiệm (không phải chủ quan của riêng ḿnh, mà của số đông, của những bậc hiền triết đi trước ḿnh). Nghĩ một đàng, làm một nẻo, nghĩ là đúng mà không dám làm, biết là sai mà v́ lư do ǵ đó vẫn cứ làm, là sự hóa trang tồi tệ nhất trong những kiểu hóa trang.

Chúng ta có thể sống thực và cùng lúc có thể hóa trang, không ǵ trở ngại. Nhưng nên nhớ rằng, hóa trang là một nghệ thuật làm vui người khác, làm đẹp cuộc đời, không phải là những lớp áo để ẩn náu và che giấu những ǵ không thật. Sự thật không bao giờ được che đậy măi măi bằng những lớp vỏ ngụy trang. 

California, ngày 31 tháng 10 năm 2009.

Vĩnh Hảo

 

 

 

horizontal rule

 

Back Up Next