NÚI XANH MÂY HỒNG

truyện vừa của Vĩnh Hảo

Khởi viết tại Sài G̣n 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982

Alpha xuất bản 1991 tại Virginia, Hoa Kỳ

____________

 

CHƯƠNG 4

 

Tiếng chuông khuya đầu tiên đánh thức tôi dậy với một nỗi buồn da diết không thể gọi tên.

Tôi không hiểu sao ḿnh lại có thể buồn một cách dễ dàng như vậy.  Dường như bao giờ thức dậy sau một giấc ngủ, dù dài hay ngắn, tôi đều cảm nghe một cái ǵ buồn buồn.  Có lúc tôi tự trả lời với ḿnh rằng có lẽ trong giấc ngủ tôi đă mơ thấy những giấc mơ đẹp nên khi bừng giấc là thấy buồn v́ nuối tiếc.  Nhưng chắc là không đúng hẳn.  Bởi tôi rất ít mộng mị trong giấc ngủ.  Và nếu như người ta nói, những sinh hoạt thường nhật gây ấn tượng mạnh mẽ có thể tác động vào tiềm thức để tạo nên những giấc mộng khi ngủ, th́ lối sống kinh viện khép kín của tôi trong cửa chùa cũng đă bảo vệ tôi, không để một ấn tượng nào không tốt và bất lợi cho người học đạo được nẩy sinh trong vườn tâm tôi.  Tu sĩ th́ đâu có mơ mộng ǵ--cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng--và có biết ǵ đâu để mà mơ mộng!  Do đó, có thể nói, giấc ngủ của tôi thường êm đềm và vắng lặng như một cơi không.  Vậy th́ buồn cái ǵ?  Tôi lại tự trả lời rằng, có lẽ v́ thực tế bao giờ cũng phũ phàng và cuộc đời quá nhiều đau thương đến nỗi buông ḿnh ra khỏi giấc ngủ là người ta rơi ngay vào một cái buồn kinh khiếp, tàn bạo – cái buồn của một kẻ ư thức rằng ḿnh lại phải tiếp tục đối diện với cuộc sống đầy phiền tạp và đau khổ.  Nhưng đó cũng chỉ là câu trả lời có tính cách suy luận, không làm tôi vừa ư.  Bởi cuộc đời tôi chẳng có ǵ đáng gọi là thương đau khổ sở; và thực tế đời tôi hăy c̣n là một trang giấy trinh nguyên, giả như có nhàu đi chút đỉnh v́ một va chạm nào đó th́ cũng chưa đến nỗi nào so với những trầm thống mà người đời phải gánh chịu.

Thực sự trong tôi, tôi chỉ có thể thừa nhận rằng nỗi buồn cơ hồ vô cớ kia có lẽ là do tôi quá nhạy cảm, dễ xúc động.  Tôi có thể buồn một cách tầm phào và vô lư.  Nhưng tôi biết tôi buồn thực sự, có điều, không thể giải thích được mà thôi.  Đây cũng không phải cái buồn mà một nhà thơ tiền chiến mắc phải – “Tôi buồn không hiểu v́ sao tôi buồn” – mà là một nỗi buồn mang mang khó chữa trị và quái lạ nhất là tôi vẫn thích đắm ḿnh trong đó như muốn hân thưởng một cái ǵ sâu nhiệm, huyền bí.

Tôi ngồi lặng tại chỗ một lúc th́ tiếng chuông chùa đă tới hồi giục giă.  Chuông càng đổ nhanh, ḷng tôi càng nghe rộn ră.

Rất ít khi tiếng chuông khuya có ư nghĩa đối với tôi như lúc này.  B́nh thường, khi c̣n ở chùa, tiếng chuông khuya chỉ có ư nghĩa đánh thức và lay tỉnh.  Khi nghe chuông, tôi sẽ ngồi dậy đọc một bài pháp kệ (nói nôm na là một bài nguyện được viết theo thể văn vần): 

       “Nghe chuông rơi

       Ưu phiền vơi

       Trí tuệ phát

       Ḷng thương khơi

       Ĺa thống khổ

       Xóa đau thương

       Nguyện thành Phật

       Cứu muôn phương.”

 

Mỗi khuya đọc bài pháp kệ đó, tôi thấy tâm ḿnh tỉnh thức và ḷng thương mở rộng.  Nhưng lần này, tiếng chuông mang một tác dụng khác.  Nó gơ từng nhịp vào nỗi buồn đang bàng bạc trong tôi, gơ thật đúng lúc và hiệu quả.  Nó vừa lay động tâm hồn tôi, vừa như thôi thúc tôi làm gấp một cái ǵ.  Tôi cảm thấy nóng nảy muốn đứng dậy lập tức, muốn ra đi lập tức, muốn thực hiện một cái ǵ đó lập tức.  Nhưng sự thôi thúc này là một tác động mơ hồ, v́ nó không đẩy tôi đến một quyết định nào rơ rệt.  Vội vàng xếp tấm cà sa bỏ vào túi xách xong tôi mới thấy rằng không có ǵ phải vội vă, hấp tấp và lo sợ.  Tôi nhớ đến xác người nằm chết trơ vơ đêm kia.  Tôi có lư và tiếng chuông cũng có lư.  Cuộc đời sẽ có thể găy đổ tan tành trong chớp nhoáng.  Thời giờ không thể chờ đợi.  Tôi phải làm gấp một cái ǵ.  Tôi phải tranh thủ đạt đến mục đích tột cùng của cuộc sống.  Tôi phải nhanh chóng thành tựu lư tưởng của tôi.  V́, thời gian sẽ qua đi…  Nhưng có phải rằng khi tôi bạt mạng a đầu vào một nỗ lực nào đó để vươn tới cùng đích cũng có nghĩa là tôi vô t́nh ch́m lỉm trong một khát vọng mới, một sự lăng quên mới?  Và trong vội vă, hấp tấp, bộp chộp, liệu người ta có thể t́m ra được một cái ǵ siêu việt chăng?  Tôi nhớ có vị Thiền sư nói:  “B́nh thường tâm thị đạo”  (Giữ tâm b́nh thường, ấy chính là Đạo).  Nỗ lực vươn lên nhưng thực không có ǵ đáng để nỗ lực cả.  Không có ǵ xảy ra một cách quan trọng. 

Tôi b́nh thản đứng dậy nh́n trời đêm bao la.  Trăng vẫn im lặng và mặc nhiên ngả về Tây.  Dưới chân núi là quốc lộ.  Thỉnh thoảng, vài chiếc xe lam rồ máy ồn ào chạy qua.  Khi tiếng động cơ lắng dần ở xa, người ta có thể nghe rơ tiếng vó ngựa gơ lóc cóc trên đường nhựa.  Người phu xa thường im lặng vào giấc khuya chứ không ḥ hét ǵ; chỉ có tiếng roi của ông chốc chốc lại vung lên vun vút.  Một vài phụ nữ ngồi quây quần bên gánh hàng của họ, nói chuyện và chờ xe xuôi về phố.  Ông lăo bán thuốc lá ngồi khom như ngủ gật bên cạnh chiếc đèn dầu nhỏ đặt trên tủ kính.  Tiếng trống của khóa lễ khuya trong chùa đỗ ba hồi chậm răi.  Tôi lặng lẽ xuống núi.  Sương lành lạnh hắt trên vai tôi theo làn gió sớm.  Ngay trong lúc từng bước một bước xuống, tôi nghe trong tôi một cái ǵ miên man dâng lên, sảng khoái và rung động.  Ước chừng chính lúc này, tôi, như một nhà sư xuống núi, mới thực sự dấn những bước đầu tiên vào ḍng đời phiền lụy, mới thực sự gieo ḿnh vào một cuộc phiêu lưu kỳ thú.  Tôi khẽ đọc một bài thơ của một vị thiền sư nào đó và cảm thấy cơi ḷng hân hoan mở ra: 

       “B́nh bát cơm ngàn nhà

       Thân chơi muôn dặm xa

       Mắt xanh xem người thế

       Mây trắng hỏi đường qua.” 

Dừng lại ở chân núi, tôi nh́n về phía trăng lặn.  Những ngọn núi cao ngất phủ đầy mây trắng.  Trăng như vén mây để về chân trời.  Bóng trăng càng mờ ảo hơn sau những cụm mây thưa.  Một lúc lâu th́ trăng khuất hẳn; bấy giờ, các đầu núi ngập mây cơ hồ biến mất, chỉ có khoảng chân núi là lúc ẩn lúc hiện. 

Tôi chợt nhớ đến Đức.  Trong một bài trường ca của tôi viết về cuộc đời đức Phật, không hiểu sao Đức thích nhất câu “Núi xanh c̣n đó, mây hồng nhẹ bay”.  Đức đề nghị tôi phóng câu đó làm đề cho một phụ bản của tập đặc san mà chúng tôi thực hiện.  Và khi chia tay, tôi nhớ Đức cũng đă tự ví chú như là núi và tôi là mây.  Tôi mỉm cười đón nhận cái ư nghĩ hay hay đó của chú, và có lẽ tôi cũng thích tự nhận ḿnh như là một cụm mây: cụm mây Phiêu Bồng (bút hiệu làm thơ của tôi lúc ấy).  Tuy nhiên, làm sao tôi có thể ngăn cản được ḿnh trong cùng lúc với nụ cười đó một nỗi buồn nhè nhẹ lướt nhanh qua tâm hồn. 

Giờ này có lẽ Đức đang đọc sách trong thiền thất.  Thiền thất của Đức cũng nằm trên đồi Trại Thủy như chùa Núi (tức chùa Linh Phong) mà tôi vừa rời khỏi.  Nhưng không có lối băng ngang, v́ vậy, muốn t́m đến nhau từ hai địa điểm này, người ta phải xuống núi, rồi lại lên núi.

Tôi bỗng muốn đến thăm Đức.  Chắc là vui lắm, dù chỉ mới xa nhau một tháng.  Tôi liên tưởng đến sự ấm cúng nếu tôi có thể gặp lại Đức trong lúc này: sự ấm cúng trong căn thiền thất đơn sơ, với một bữa ăn đạm bạc và trong t́nh bạn chân thành, đạo vị.  Tôi thích lắm, nhưng khi bước đến chân đồi, tôi đổi ư.  Tôi quay đi.  Tôi không tự hiểu được ḿnh lúc đó.  Nh́n lại một lần nữa căn thiền thất thoáng hiện trên đỉnh đồi qua màn sương khuya mờ phủ, tôi lặng lẽ giă từ và bước nhanh về bến xe.  Tự dưng tôi linh tính rằng có một cuộc chia xa vĩnh viễn, hoặc sẽ không có dịp nào trở về nữa, nếu có chăng, cũng lâu xa lắm.  Cái linh tính này hầu như không nẩy sinh lúc tôi chia tay Đức ở ga xe lửa hơn một tháng trước.  Tôi chẳng hiểu v́ sao. 

Phố Nha Trang hiền ḥa, vắng tiếng xe cộ.  Vài chiếc xích lô đạp đi một cách buồn tẻ và im lặng trong khuya.  Xa xa, có tiếng chó nhà ai sủa rân lên.

Tôi có mặt tại bến xe khi pḥng vé bắt đầu làm việc.  Những hành khách cùng chuyến xe với tôi hôm ấy đều có mặt quanh pḥng vé, và pḥng vé đă dành ưu tiên cho chúng tôi chuyến xe đầu tiên (tài một) để bù lại sự không may của chúng tôi hai ngày trước.

Chúng tôi cũng không phải xếp hàng hay chầu chực ǵ nữa.  Sự kiện này làm cho người ta, những người được ưu tiên, có ảo giác như đươc ban một ân huệ lớn lao.  Quả vậy, từ sau năm 1975, mua vé xe mà không xếp hàng th́ thật là hạnh phúc!  Đó là một ưu đăi mà trừ những cán bộ ra, người dân khó có cơ hội được hưởng.  Trên nét mặt của những người đă cầm vé trên tay, tôi nh́n rơ những hân hoan không bến bờ của họ.  Họ rất thỏa măn với một cái vé.  Họ nói và cười lớn tiếng hơn.  Họ có thể cười vào những câu chuyện mà tôi thấy chẳng có ǵ đáng phải cười cả.

Tôi cũng không thể quên được rằng có một thiếu phụ người miền Trung đă nhờ tôi xách hộ chiếc valise và giỏ đồ thật nặng của chị lên xe v́ chị ấy mắc bế một đứa con chưa đầy tuổi và tay c̣n lại chị phải xách một giỏ đồ khác.  Chị cảm ơn tôi rối rít khi lên được trên xe; và rồi trên suốt quăng đường vào Sài G̣n, chị kể tôi nghe tất cả những nỗi khổ nào mà chị phải gánh chịu từ khi người Cộng sản xua quân vào Nam và từ khi chị lấy chồng, có con - đứa bé chị đang ẵm trên tay.  Tôi không biết chị có phóng đại hay bi thảm hóa cuộc đời chị không.  Nếu là phóng đại th́ không sao (tôi nghe rằng nói quá sự thật là bệnh chung của người đời mà!); nhưng nếu lời chị kể đều là sự thật th́ đó quả là cơ sự bất ngờ đối với tôi: nó vẽ ra nỗi khổ triền miên, thống thiết mà một tu sĩ quê mùa, khép kín cuộc sống trên núi cao như tôi không thể nào tưởng tượng ra nổi.  Đến trưa, chị than với tôi là không có tiền ăn cơm, và “Khổ lắm!  Chẳng ai hiểu dùm cho!” (làm như là tôi hiểu chị lắm vậy).  Nói xong, chị mắng rủa đứa con thậm tệ dù nó là đứa bé chưa biết nói.  Tôi không hiểu đứa bé bị mắng v́ nó khóc nhè hay tại v́ nó mà mẹ nó chẳng có cơm ăn.  Tôi đưa chị ấy tiền và ngồi trông đồ đạc cho chị đi ăn.  Một thiếu nữ đi buôn có vẻ sành đời lắm, năy giờ quan sát tôi, đă lén cho tôi hay rằng đừng nên tin thiếu phụ kia, và rằng tôi có thể bị gạt gẫm, lợi dụng.  Tôi gật đầu cám ơn.  Lúc đó tôi nghĩ, khi một sự gạt gẫm có lư do của nó, dù là lư do ǵ, nó trở nên một sự thực b́nh thường và hợp lư, ít nhất là đối với kẻ lường gạt.  (Trên đời c̣n có những sự lường gạt qui mô và to lớn hơn nhiều nhưng đă được người ta che dấu hoặc sơn phết lên nó một lư do cao đẹp nào đó để rồi cuối cùng chính sự lường gạt lại được ca tụng!).  Và nếu nó hợp lư đối với họ, cụ thể là thiếu phụ kia, tôi nghĩ tôi không cần thiết phải làm cho họ thất vọng.  Hồi c̣n là một chú tiểu, có lần tôi gạt một chú tiểu khác, nói rằng tôi đau bụng quá không thể nấu cơm trong phiên trực của tôi được.  Chú ấy tưởng thật, đi nấu thay tôi và tôi đă có được hơn một giờ đồng hồ để nằm ngủ nhân lúc thầy tôi đi vắng.  Gạt được chú một lần đó tôi thấy khoái chí lắm.  Càng trưởng thành, tôi càng nhận thức được những sự gạt gẫm, lợi dụng, dù là nhỏ nhặt, cũng không phải là điều tốt đẹp ǵ: nó tiêm nhiễm cho ta thói lừa đảo, man trá.  Cho nên tôi đă quyết tâm từ bỏ.  Tuy nhiên, trong cuộc sống, đôi lúc tôi cũng giả đ̣ ngu ngơ một chút để người ta gạt gẫm ḿnh, gọi là ban cho họ cơ hội để được khoái chí ấy mà.

Lúc trở lại, chị ấy hỏi tôi ăn uống ǵ chưa.  Tôi nói rồi, nhưng chị ấy không để ư lắm v́ chị đang lo phủi chỗ ngồi và lục soạn ǵ đó trong giỏ xách.  Khi ấy tôi mới nghe bụng ḿnh reo đói. 

Trước khi xe đỗ vào bến Xa Cảng Miền Đông của Sài G̣n, chị ấy có nói trước với tôi rằng, nhờ tôi mang hộ hành lư của chị xuống bến v́ không ai đón chị ở đây cả.  Tôi vui vẻ nhận lời.  Xe vào bến th́ đồng thời tôi cũng nhận ra rằng tôi sẽ thất vọng nếu quả là tôi muốn t́m một thứ hạnh phúc nào đó nơi thành phố nhộn nhịp xô bồ này.  Tất cả đều mới lạ nhưng không phải là thứ mới lạ mà tôi t́m kiếm.  Khi tôi đặt valise và giỏ xách của thiếu phụ xuống đất như trút đi một gánh nặng (v́ chúng thật là quá nặng!), th́ nối liền theo đó là một nỗi cô đơn xâm chiếm tâm hồn.  Tôi xa lạ và quạnh quẽ thật sự giữa phố người cuồng nhiệt hăm hở chung quanh.

Tiếng c̣i xe, tiếng mời gọi của các phu xích lô, tiếng rao của những người bán hàng rong, tiếng rầm rầm của một ḷ rèn hay một xưởng cơ khí nào đó, tất cả như muốn đua nhau làm rung lên khoảnh trời c̣n sót lại trên đầu.  Tôi thấy buồn quá, nhưng tôi cũng mỉm cười.  V́ sẽ không có ǵ quan trọng xảy ra hết: tất cả sẽ qua đi và quen đi.

Thiếu phụ lại hỏi xem tôi có thể giúp chị tiền xe để đi t́m nhà bà con hay không.  Tôi trả lời rằng có thể, và đưa nốt khoảng tiền c̣n lại cho chị.  Chị ấy cảm ơn rồi chào tôi, lên xe.  Chị c̣n hỏi tôi ở chùa nào lúc bác xích lô bắt đầu đạp xe đi.  Đó là câu hỏi mà cả tôi lẫn chị đều không mong đợi trả lời. 

Tôi đứng lại một chốc bên đường nh́n xe qua lại rồi bắt đầu một cuộc lang thang trên hè phố.  Con đường nào cũng dài nhưng không xa với kẻ không nhà.  Tôi thích thú bước đi, đi măi trong khi trời tối dần và những v́ sao lác đác hiện lên giữa bầu trời tím thẫm.  Tôi như một con sói hay như một loài thú rừng nào đó, lầm lũi đi qua phố thị rợp người.  Tôi không ngước mắt nh́n ai; cũng không ai nh́n tôi, chắc vậy.  Mọi người đều có một vấn đề ǵ đó để bận bịu.  Nhưng tôi, một kẻ không nhà, chỉ có vỏn vẹn một tâm hồn đơn sơ, không mắc mướu, không tŕ trệ và dăm ba bài thơ học thuộc như là hành trang cho cuộc phiêu lưu giữa thế giới hỗn độn xoay ṃng này.

 

MỜI ĐỌC TIẾP: CHƯƠNG NĂM

hoặc

bấm vào h́nh b́a để trở lại trang Mục Lục

 

 

 


 

Back