NÚI XANH MÂY HỒNG

truyện vừa của Vĩnh Hảo

Khởi viết tại Sài G̣n 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982

Alpha xuất bản 1991 tại Virginia, Hoa Kỳ

____________

 

CHƯƠNG 5

 

Hạnh phúc chân thật chỉ hiện đến trong một thoáng mà trong đó, dường như nó không đ̣i hỏi một điều kiện nào cả.  Người ta chỉ cảm nhận nó trong một tâm tư lơ lửng và ngay trong lúc họ hồn nhiên đón tiếp muôn vật như là những ǵ xa lạ, mới mẻ.  Lúc đó, hạnh phúc ùa đến, ồ ạt, ngập tràn, nhưng làm nhẹ bổng cả tâm hồn.

Sài G̣n có một không khí, hay có thể nói trắng ra là có một cái mùi ǵ đó mà ở Nha Trang tôi không t́m thấy.  Đó không phải là một mùi hôi.  Nó thật là khó tả.  Tôi đă cố gắng phân tích mà vẫn không sao kết luận được là Sài G̣n có mùi ǵ.  Lúc ở Nha Trang, dù đi dưới phố, tôi vẫn thấy mùi gió biển mằn mặn và một không khí nhè nhẹ, hiền ḥa.  C̣n ở Hội An, phố xá bốc mùi xác cau khô, trà Tàu và đi đâu tôi cũng thấy cái ǵ đó cổ xưa, cũ kỹ, bàng bạc khắp nơi.  Bây giờ, ở Sài G̣n, nơi tôi vừa đặt chân đến th́ có một mùi ǵ mới mới, có vẻ cơ khí, kỹ nghệ; hay thực tế hơn, có cái mùi của ét-xăng.  Nhưng những người ở Sài G̣n đă sinh trưởng hoặc sống lâu nơi đây, đă quen với khói xăng rồi, chắc họ phải có cảm nghĩ khác hơn.  Tôi hy vọng thế chứ nếu Sài G̣n chỉ có cái mùi đúng như tôi ngửi thấy và mọi người đều công nhận như vậy th́ buồn quá.

Tôi đi qua nhiều con đường, nhiều dăy phố đông người qua lại, ít người để ư đến tôi.  Có lẽ v́ họ quá bận rộn hoặc v́ tu sĩ như tôi không phải là món đồ lạ để cho họ phải lưu ư.  Khác với lúc tôi đi tàu hỏa; v́ khi tôi hiện diện trên tàu, nhất là phải đứng ở giữa toa, th́ những người trong toa nh́n đâu, ngó đâu rồi cuối cùng cũng dán con mắt vào tôi.  Kỳ lạ!  Họ ngó trân cho đến khi nào ngủ gục hoặc khi tôi nh́n thẳng vào mắt họ, họ mới chịu thôi.  Làm như tôi là cái ǵ trên trời mới rớt xuống vậy.  Mà cũng có thể họ nh́n tôi cho khỏe con mắt, v́ nh́n những người khác xôn xao qua lại, chen lấn, nói cười, căi vă, ăn uống, ngủ gật, th́ sẽ mệt con mắt lắm.  Những cái xao động kia làm cho tâm hồn bất an trường kỳ của họ bị khuấy lên; c̣n nh́n tôi như nh́n một pho tượng, một khúc gỗ, hẳn họ thấy thoải mái hơn nhiều.  Tôi lại chợt nhớ đến Đức.  Trong trường hợp bị nhiều người nh́n chăm chú, Đức nghĩ rằng v́ họ thấy chú giống Chà Và hoặc giống người da đen (đầu cũng tṛn, trọc) nơi hộp kem đánh răng Hynos.  Tội nghiệp Đức.  Chú ấy luôn mang mặc cảm là người ta sẽ cười ḿnh.  Cũng v́ thế, đôi lúc chú trở nên có thái độ bất cần đời.  Thái độ này gây nên một mâu thuẫn rất trầm trọng trong đời sống của chú.  Bởi v́ bất cần đời th́ làm sao yêu đời được!  Không yêu đời, có nghĩa là không yêu người.  Mà yêu người là yếu tố đầu tiên cho một tu sĩ lấy làm chất liệu để bước vào con đường hành đạo, phục vụ cuộc đời.  Người tu sĩ không biết yêu thương th́ chỉ là cội cây già cỗi đứng trơ vơ trên đất sỏi khô cằn.  Tu sĩ là kẻ thiết tha yêu đời và luôn luôn muốn trải hết t́nh thương của ḿnh trên cánh đồng bao la vô tận của cuộc sống.  Gần gũi chơi thân với Đức, tôi thấy Đức đích thực là mẫu người hiền lành, chân chất, độ lượng, và xứng đáng là một biểu trưng của t́nh thương theo tinh thần Phật Giáo.  Chỉ có điều là người ta chưa biết đón nhận con người của Đức.  Phải hiểu Đức và phải biết cách giải tỏa những mặc cảm của Đức, người ta mới có thể nhận ra h́nh ảnh của một mẫu người lư tưởng hiếm hoi.

Đă từ lâu, tôi vẫn thường nghe đồn rằng người Sài G̣n không ai thèm để ư ai, mạnh ai nấy sống.  Nếu thật như thế th́ đời sống có vẻ hẹp ḥi và cỗi cằn quá.  Nhưng trong trường hợp một người không muốn bị người ta ḍm ngó, v́ lư do này hoặc lư do khác, như trường hợp tôi chẳng hạn, th́ điều đó kể cũng lợi thật.  Tôi lững thững đi hết con đường dài không biết tên trong khi trời càng về khuya.

Vừa bước đi, tôi vừa suy gẫm về chuyến phiêu lưu của ḿnh.  Tôi đă tự cho ḿnh là một kẻ giang hồ.  Nhưng ở đời, khi nói đến “kẻ giang hồ”, người ta thường nghĩ ngay đến một kẻ phiêu bạt, lang thang, rày đây mai đó, không chịu dừng chân vĩnh viễn ở một nơi chốn nào.  Hắn có thể làm một kẻ có máu phiêu lưu, thích mạo hiểm, thích điều mới lạ và không chịu đời sống lặng lẽ, yên b́nh.  Hắn cũng có thể là một kẻ bỏ nhà đi hoang v́ muốn t́m nếp sống tự do với hải hồ, hoặc không chịu được sự tù túng, ràng rịt của gia tông.  Và hắn cũng có thể là một kẻ vô gia đ́nh.  Nói chung, hoặc v́ hoàn cảnh, hoặc v́ ư hướng, mà một kẻ giang hồ chọn lựa lối đi hoang của ḿnh. 

Tôi không phải là một kẻ giang hồ đúng nghĩa mặc dù tôi có máu phiêu lưu và ư hướng thoát ly.  Chí nguyện và h́nh thức một tu sĩ không cho phép tôi bày một chuyến giang hồ theo nghĩa chung chung mà người đời thường hiểu.  Tôi chỉ có thể làm một du tăng, tức một tu sĩ đi hóa độ khắp nơi, nếu tôi thích.  Nhưng dưới chế độ Cộng sản, với sự kiểm soát gắt gao về nhân hộ khẩu, cái mộng trở thành du tăng khó ḷng thực hiện.  Huống chi tôi c̣n là kẻ nhút nhát, nói chuyện vụng về th́ làm sao thích hợp với vai tṛ du tăng, kẻ du thuyết truyền đạo!  Do đó, sự ra đi của tôi nếu nói là đi giang hồ th́ có vẻ kêu và dễ bị ngộ nhận là có cái ǵ thiếu đứng đắn.  Thực ra, tôi nào có đi giang hồ ǵ đâu!  Khi chấp nhận lầm tàu để ra tới Đà Nẵng thay v́ vào Sài G̣n, dĩ nhiên tôi cũng có dự trù là sẽ đến chùa Long Tuyền ở Hội An.  Vào Sài G̣n cũng thế, tất nhiên tôi cũng có vài chỗ quen biết để pḥng khi không có nơi tá túc.  Vấn đề đi lại và cư trú dưới chế độ Cộng sản cũng hệ trọng như vấn đề sanh tử vậy.  Luôn luôn người ta phải có một chỗ tựa nào đó, hoặc một nơi chốn nào đó để rút về.  Tôi đă dự pḥng việc đó.  Như vậy, nói rằng đi giang hồ quả là quá đáng và buồn cười.  Tuy nhiên, vào thời điểm của các năm từ 1976 đến 1978, các chùa chiền ở Nha Trang, nhất là Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức, nơi ở cuối cùng của tôi trước khi bỏ đi xa, đều bị công an theo dơi gắt gao đến độ tu sĩ chúng tôi không thể rời khỏi thành phố được nửa bước.  Cho nên, sự ra đi của tôi, nếu không nói là một chuyến giang hồ th́ cũng là một chuyến đi liều lĩnh, táo bạo, làm sửng sốt các tu sĩ và Phật tử Nha Trang lúc bấy giờ.

Trong giai đoạn đó, người chủ hộ, thầy tôi, mỗi đêm đều phải mang sổ hộ khẩu xuống đồn công an thành phố để báo báo về nhân số khiếm diện (nếu có) và đôi nét khái quát về sinh hoạt của chùa trong ngày.  Những người ở chùa, ai vắng mặt một đêm mà không có phép của công an th́ sẽ bị gọi xuống đồn công an thành phố để khai báo và viết bản tự kiểm.  Vắng mặt ba đêm không có phép sẽ bị cắt hộ khẩu, trở thành kẻ bất hợp pháp của địa phương.  Ngoài cái hộ khẩu ràng buộc, chúng tôi c̣n bị công an thay nhau ḍm ngó ngày đêm, khiến cho ngôi chùa Hải Đức, đẹp thơ mộng trên đỉnh đồi Trại Thủy, trở thành một nhà tù giam nhốt chúng tôi trong buồn bực và bất măn.  Uy quyền của những cán bộ và công an địa phương, hạ tầng cơ sở, cũng có thể làm xáo trộn cả nếp sống của hàng tu sĩ chúng tôi, những kẻ lănh đạo tinh thần của một tôn giáo lớn tại Việt Nam.  Điều này làm tôi suy nghĩ rất nhiều mà không sao t́m ra một lối thoát nào.  Là một chàng trai mười chín tuổi, tôi gần như là một đứa con út của chùa; mà chỉ mới là một chú sa di (cao hơn chú tiểu một bậc, nhưng chưa trở thành Tỳ Kheo để chính thức tham dự vào hàng ngũ Tăng sĩ của Giáo hội) th́ tôi có thể làm được ǵ, phản kháng bằng cách nào nếu không phải là đi hoang?  Bỏ chùa ra đi lúc ấy không có nghĩa là trốn chạy, v́ những người ở lại đều cho rằng giải pháp bỏ đi nguy hiểm hơn.  Có ở lại th́ mới c̣n hộ khẩu, c̣n chỗ ở, c̣n công việc làm (v́ tu sĩ toàn thành phố Nha Trang đều là công nhân của xưởng nước tương trực thuộc Giáo hội).  Bỏ đi th́ mất tất cả, trở thành kẻ sống ngoài ṿng pháp luật và c̣n có thể bị tù nữa.  Cho nên, đi mà trù tính trước những nơi chốn an toàn nào đó để đến th́ không thể gọi là đi giang hồ.  Tuy nhiên, há không phải rằng khi người ta nhảy vào một thế giới mới lạ mà ḿnh không đoán trước được những ǵ sẽ xảy ra, là một cuộc mạo hiểm thơ mộng hay sao?  Tôi không đặt tên cho chuyến đi của ḿnh là một chuyến giang hồ nữa.  Tôi nghĩ, đó là một chuyến “đi hoang”.  Tôi thích ư và mỉm cười một ḿnh.

Biết ḿnh không thể rảo bộ măi ngoài phố, tôi đứng lại một chặp bên đường và cuối cùng, tôi đón một chiếc Honda chở khách – mà người ta thường gọi là xe thồ.  Người lái xe hỏi tôi đi đâu.  Tôi nói chùa X. ở Phú Thọ.  Anh ta ra giá tiền.  Tôi thấy giá không cao lắm nên bằng ḷng đi.  Trước khi rời Hội An vào Sài G̣n, tôi đă được Tửu căn dặn, chỉ vẻ đầy đủ về việc đón xe thồ hay xích lô tại Sài G̣n (cụ thể là phải tỏ ra ḿnh không phải dân từ tỉnh khác mới đến Sài G̣n, biết được giá cả và ḱ kèo trả giá để khỏi bị hớ v.v…).  Tửu sợ là khờ khờ như tôi sẽ bị người ta gạt chở đi ṿng thật xa để tính nhiều tiền.

Xe đưa tôi đến tận chùa.  Tôi gặp ngay Huân, bạn tôi, đứng ngay trước cổng.  Huân trả tiền xe cho tôi, v́ thú thật, tôi đă hết nhẵn tiền.  Huân đưa tôi vào chùa tắm rửa, ăn uống.  Anh ấy đón tiếp tôi vui vẻ, ân cần, v́ đă là bạn quen biết với tôi ở Hội An, quê của anh.  Huân hỏi tôi tới tấp những tin mới nhất của Hội An mà anh hy vọng tôi mang vào.  Nhưng tôi lười trả lời quá đỗi, bởi không hiểu sao tôi lại thấy chán ngắt, chán không thể tả.  Tôi lấy cớ mệt mỏi và buồn ngủ, tảng lờ luôn những câu hỏi của anh ấy.  Rồi tôi nhắm mắt.  Huân để yên cho tôi ngủ.  Tôi gác tay lên trán t́m hiểu xem cái ǵ đă xảy ra trong ḷng ḿnh.  Lại một nỗi buồn.  Buồn mênh mông và tàn bạo.  H́nh như nó đă đeo đuổi tôi một cách bền bĩ, dai dẳng ngay từ thuở c̣n ấu thơ.

Trong một thoáng, trong tôi bỗng bừng dậy một vài kỷ niệm xa xưa khi tôi ba lần bỏ nhà đi hoang (đều bị gia đ́nh t́m ra và đưa về nhà), một lần trốn nhà đi tu.  Mọi lần đều là những thái độ phản kháng, liều lĩnh xảy ra ngay từ thuở c̣n bé.  Đó là những kỷ niệm buồn mà lại nên thơ và dễ thương khi tôi ôn lại.  Nhưng chính lúc này, tôi mới thực sự nh́n thấy những chuyến đi hoang đó có ư nghĩa ǵ đối với cả cuộc đời tôi.  Qua đó, tôi hiểu tôi hơn.

Dường như trong huyết quản tôi là những gịng phún thạch bị dồn nén.  Nó luôn luôn thôi thúc tôi phải vươn lên, nhào về trước và thoát ly.  Từ năm chín tuổi cho đến năm mười một tuổi, bỏ nhà đi ba lần.  Mười hai tuổi, lại trốn nhà, nhưng để đi tu và cuối cùng trở thành một tu sĩ như ngày nay.  Nhưng suốt từ lần đi hoang đầu tiên cho đến bây giờ, tôi vẫn thấy có một cái ǵ đó buồn buồn, khó hiểu và cùng một tính chất.  Nó như một nỗi buồn bị cô đặc lại trong tâm khảm tôi từ một tiền kiếp xa xưa nào, khiến cho tôi, tuy đă qua nhiều đổi thay, mà vẫn thấy nó c̣n đó, vẫn như là một khối lù mù âm u, chưa hề biến động.  Ôi, vẫn cái buồn thuở ấy, cái buồn đă khiến tôi trốn học xuống băi biển nh́n ngó trời mây từ thuở tiểu học; cái buồn đă giục tôi cầu nguyện cho trường trung học Vơ Tánh bị sập vào một tối (để khỏi ai bị thương tích) cho tôi được thong dong rong chơi dưới biển, ngoài phố; cái buồn đă thôi thúc tôi nhiều lần đi hoang và trở thành một tu sĩ.

Rồi bây giờ, không phải cũng v́ nó mà tôi lại vầy thêm một cuộc chơi xa hay sao!  Nhưng cũng không hẳn nó chỉ đơn giản là một nỗi buồn.  Nó thật khó tả, v́ nó mang mang và làm quay quắt cả tâm hồn chứ không phải như một xao xuyến cô quạnh b́nh thường.  Tôi trở ḿnh úp mặt xuống gối và chợt nhận ra rằng nó không phải là một nỗi buồn mà là một sự thất vọng. 

 

Hạnh phúc không thể t́m được từ bất cứ nơi chốn nào trừ phi chúng ta thực sự tự do.  Tôi đi t́m tự do đă bao lâu rồi.  Chẳng phải đi tu cũng là đi t́m tự do đó sao!  Đức cũng khát khao tự do như tôi.  Chúng tôi cùng đi t́m, cùng chạy rông, cùng muốn dấn thân vào một con đường mới để chỉ mong mỏi một điều thôi là, tự do.  Nhưng tự do là ǵ?  Tự do ở đâu?  Khi tôi theo Huân bước vào cổng chùa, ngang nhà bếp, chào một vài người, là ngay tức khắc, tôi nhận chân rằng tự do là cái mà tôi không thể t́m được nơi đây và có lẽ t́m khắp nơi trên đất Sài G̣n này tôi cũng sẽ thất vọng mà thôi.  Tự do không phải là cái ǵ ở ngoài mà người ta có thể ban phát cho tôi được.  Tôi sẽ thất vọng măi nếu tôi cứ hy vọng là sẽ t́m ra nó trên một khoảnh đất nào, trong một đời sống nào, từ một con người nào không phải nơi chính tôi.

 

MỜI ĐỌC TIẾP: CHƯƠNG SÁU

hoặc

bấm vào h́nh b́a để trở lại trang Mục Lục

 

 

 


 

Back