BỤI ĐƯỜNG

tức Phương Trời Cao Rộng 2

truyện dài của Vĩnh Hảo

Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996

 

(Bản điện tử đăng nơi đây có hiệu đính, lược bớt)

 

 

oOo

 

 

CHƯƠNG SÁU

 

Sống ở viện đâu chừng nửa tháng th́ tôi đâm ra chán ngấy chuyện dưỡng bệnh. Thật ra tôi có c̣n bệnh hoạn ǵ nữa đâu. Những cơn bệnh trước đây chỉ là ngoại thương, duy có căn bệnh đau bao tử có  thể gọi là kinh niên, nhưng cũng đă dịu đi rồi. Tôi không muốn chỉ nằm không, đi dạo, ngắm cảnh… nữa. Tôi muốn t́m cái ǵ vui thú hơn, bèn theo thầy Thông Chánh đến thư viện của viện để mượn sách.

Thư viện do thầy Tuệ Sỹ phụ trách trông coi, chỉ mở cửa sau giờ cơm buổi chiều, hoặc khi có thầy ấy ngồi khảo cứu trong đó. Kinh sách đủ loại. Ngoài các bộ kinh đồ sộ của Phật giáo như Đại Bát Nhă, Đại Tạng và Tục Tạng Kinh bằng Hán văn và Phạn văn, c̣n có hàng chục ngàn sách báo phổ thông, từ loại biên khảo, đến các tác phẩm văn chương, tư tưởng triết học cho đến các truyện tiểu thuyết t́nh cảm, xă hội v.v… chẳng thiếu thể loại nào. Sách ngoại ngữ (Anh, Pháp, Đức, Nhật…) cũng đầy hai tủ lớn. Tôi chưa có tŕnh độ sinh ngữ để đọc thẳng sách ngoại ngữ nên chỉ t́m đọc các tác phẩm và tác giả ngoại hạng trên thế giới qua các bản dịch Việt ngữ. Nghe nói sách của thư viện đă bị thất thoát khá nhiều v́ có một bận lộn xộn trước biến cố tháng 4 năm 1975, thư viện chẳng có ai trông coi. Vậy mà số sách c̣n lại của thư viện cũng đủ làm tôi choáng ngộp. Thư viện này đă lập từ lâu, từ khi tôi chưa xuất gia. Năm, sáu năm trước, lúc tôi c̣n làm chú tiểu ở đây, tôi cũng biết có thư viện nhưng đâu có th́ giờ và cũng chưa đủ tŕnh độ để tự t́m đọc sách báo từ thư viện. Mấy năm tu học ở Hội An, rồi làm ruộng rẫy, tôi cũng chưa có cơ hội nào được vào một thư viện để t́m sách đọc. Bây giờ, lần đầu tiên đứng trước một rừng sách, tôi không khỏi rung động, sáng rỡ cả đôi mắt. Tôi ham hố mượn cả chồng sách đem về pḥng đọc. V́ là người trong viện, tôi không cần phải làm thẻ hay thủ tục ǵ rườm rà. Thầy Tuệ Sỹ chỉ việc ghi tên tôi vào sổ mượn sách với các tên sách muốn mượn, vậy là xong.

Sách đem về, tôi đọc ngấu nghiến một tuần, mười bữa, rồi đem trả, mượn sách khác. Cứ tưởng theo đà đó th́ sẽ đọc được hết các sách Việt ngữ của thư viện. Nhưng thầy Thông Chánh nghĩ sao đó, cho rằng chuyện đọc sách tùm lum, không có kế hoạch, không có chương tŕnh như vậy chẳng được ổn, bèn tính đến chuyện kèm học cho riêng tôi. Ban đầu, chưa soạn được một chương tŕnh thích hợp, thầy tạm thời dạy thêm Anh ngữ cho tôi. Nhưng chỉ một thời gian sau, thầy đề nghị tôi học môn này với thầy Phước An, c̣n thầy ấy th́ dạy kèm tôi môn Hán văn. Thầy Phước An dạy tôi Anh ngữ qua cuốn Kinh Tân Ước của Thiên Chúa giáo. Thầy Phước An có dụng ư ǵ trong việc chọn Kinh Tân Ước làm sách dạy th́ tôi không biết; chứ riêng tôi, tôi rơ biết tŕnh độ của ḿnh lúc đó, dù có cởi mở cách mấy cũng không nuốt trôi nổi bản kinh của một tôn giáo khác được viết bằng Anh ngữ cổ. Cuối cùng, xét v́ chỉ có thầy Tuệ Sỹ với sức học uyên bác mới có thể dạy được nhiều môn học và dạy đủ mọi tŕnh độ trong thời gian dài lâu, thầy Thông Chánh đề nghị giao tôi cho thầy Tuệ Sỹ kèm dạy và quyết định mọi thứ liên quan đến việc học của tôi. Nghe đề nghị như vậy, tôi rất thích. Vậy là sau khi thưa chuyện với thầy Tuệ Sỹ và được sự đồng ư, thầy Thông Chánh đưa tôi đến pḥng riêng của thầy Tuệ Sỹ để học. Chương tŕnh học do thầy Tuệ Sỹ soạn lấy, dựa vào tŕnh độ của tôi qua sự thử nghiệm của thầy. Cách thử nghiệm cũng đơn giản lắm: thầy đưa tôi một tập trong Đại Tạng Kinh (bản Hán), bảo tự dịch thử cái tựa của A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận. Tôi đem về dịch trong ṿng một ngày, tối đem lên tŕnh. Thầy đọc qua, cười; bảo rằng giọng văn của tôi là giọng văn để sáng tác văn chương chứ không phải để dịch kinh hay dịch cái ǵ có tính cách nghiêm túc như loại biên khảo, nghị luận. Vậy là, trong môn Hán văn, thay v́ dạy tôi bằng kinh luận Phật giáo, thầy dạy tôi thơ Đường. Nhưng trong môn kinh luận Phật giáo, thầy cũng giảng tôi nghe kinh Lăng Già qua bản Hán văn, bắt tôi học và dịch từng chữ từng câu một trước khi nghe thầy giảng giải nghĩa lư sâu xa bên trong–một sự sắp xếp cân bằng, hợp lư; vừa tránh sự cục bộ, vừa giữ lấy được cái gốc. Ngoài môn Hán văn và kinh Lăng Già, thầy c̣n dạy tôi Anh ngữ nữa. Ba môn học, sáu buổi dạy. Nghỉ được ngày chủ nhật. Tôi khá bận rộn vào thời gian đó v́ tuy chỉ có ba môn nhưng bài vở của thầy Tuệ Sỹ cho rất nhiều. Thầy Tuệ Sỹ là một nhà thông thái trẻ tuổi của Phật giáo, có trí thông minh kinh người đó, thầy tưởng ai cũng có thể học nhanh, hay đúng hơn, thầy mong đợi người khác cũng thông minh như thầy nên cho bài học thật nhiều. Tôi phải vất vả chạy đuổi theo mới thanh toán kịp để khỏi bị rầy trách.

Học được với thầy Tuệ Sỹ đâu chừng một tháng th́ một chiều nọ, công an thành phố, mười mấy người, lên viện bao vây, lục xét, kiểm tra nhân số thường trú của viện (họ gọi là nhân hộ khẩu thường trú). Lúc đó tôi vừa học xong, rời pḥng thầy Tuệ Sỹ trở về pḥng riêng. Nửa đường, ghé vào pḥng chú Phượng, người sư huynh đồng môn. Pḥng chú Phượng là một cái pḥng nhỏ xíu như cái kho chứa đồ linh tinh, nằm bên hông phía sau của pḥng khách và tổ đường. Hai đứa chúng tôi ngồi tṛ chuyện với nhau trong khoảng thời gian công an xét chùa mà chẳng hay biết ǵ cả. Công an đi lùng các dăy pḥng tăng phía trên, lùa hết quí thầy quí chú xuống pḥng khách. Cả thầy Tuệ Sỹ cũng bị mời xuống tŕnh diện tại pḥng khách để kiểm tra. Nói chuyện một lúc, chú Phượng bỏ tôi ngồi đó để xuống bếp lấy nước sôi chế trà. Tôi ngồi nơi bàn học của chú, lấy sách đọc. Xuống bếp, chú Phượng bị công an mời luôn qua pḥng khách để “làm việc.” Chỉ c̣n ḿnh tôi là vô t́nh chẳng hay biết, cứ ngồi ung dung đọc sách chờ chú Phượng lấy nước sôi châm b́nh trà mới.

Khi công an rút đi rồi, chú Phượng trở về pḥng và nhớ sực lại là năy giờ tôi hăy c̣n ngồi đấy.

“Ủa, chú c̣n ở đây à? À, té ra năy giờ chú đâu có ra tŕnh diện đám công an thành phố hả?”

“Tŕnh diện ǵ? Chờ trà của chú đó.”

“Không biết thực à? Mô Phật, năy giờ họ lục xét, kiểm tra tùm lum mà chú ngồi đây đọc sách tà tà như vậy, c̣n chờ trà nữa, sướng chưa!”

“Có chuyện đó sao! Tôi đâu có biết. Mà kiểm tra ǵ vậy?”

“Kiểm tra những người có tên trong hộ khẩu của viện. Ờ, chú đâu có phải dân thường trú ở đây, vậy chú đâu cần phải ra gặp họ làm ǵ.”

“Tôi không phải dân thường trú. Ừ nhỉ, phải xin ghi tên vào hộ khẩu mới được gọi là thường trú. A, tôi không thường trú, tôi chỉ là kẻ sống tạm. Thế giới này không phải là chỗ thường trú của tôi.”

Chú Phượng cười nói:

“Từ ngữ bây giờ gọi chú là dân tạm trú đó, chú à.”

“Tạm trú hả? Hay đó chứ. Tạm trú trong cơi tạm, ha ha.”

Té ra có một cuộc kiểm tra nhanh chóng vừa diễn ra trong viện. Cuộc kiểm tra này v́ nhằm vào ban ngày nên chủ yếu là xem những người có tên trong hộ khẩu (tức Tờ Khai Gia Đ́nh của chế độ trước) có đủ mặt hay không. Có lẽ v́ vậy mà tốp công an không để ư đến những người khách viếng chùa cũng như những người đang sống trong chùa mà không có tên trong hộ khẩu như tôi. Dù sao, nếu họ t́m thấy tôi trong pḥng chú Phượng, hẳn là họ cũng lôi tôi ra ngoài thẩm tra giấy tờ, rất là phiền phức. Có thể họ sẽ đuổi tôi trở về “nguyên quán”, mà nguyên quán theo họ, có nghĩa là địa phương mà một người dân được coi là cư dân thường trú và có tên chính thức trong một tờ hộ khẩu ở chính địa phương đó. Họ sẽ không chấp nhận tôi ở viện Hải Đức này v́ tôi chỉ hợp lệ với tờ hộ khẩu của chùa Long Tuyền ngoài Hội An mà thôi. Trong thế giới hữu hạn và trần tục, h́nh như càng mong đợi nhiều “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” chừng nào th́ lại càng chuốc lấy nhiều sự lệ thuộc, tù túng và khổ đau chừng nấy. Ngày rời Hội An, tôi có đi theo chú Tửu đến công an ấp, Ủy Ban Nhân Dân Xă và Thị Xă để xin giấy thông hành vào Nha Trang. Ủy Ban xă không cho tôi đi, giữ đơn của tôi lại, bảo chờ Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh cứu xét. Tôi không cần chờ cứu xét, cứ bỏ đi. Bây giờ, tôi chẳng có giấy tờ ǵ hợp lệ đối với chính quyền địa phương tại Nha Trang mà có thể là cũng đă mất luôn sự hợp lệ đối với chính quyền Hội An Quảng Nam nữa. Điều này rơ là phiền nếu công an Nha Trang hỏi tới giấy thông hành của tôi.

Vào buổi cơm chiều của ngày đó, thầy Hải Tuệ nh́n tôi với vẻ lo lắng. Rồi thầy nói với thầy Phước Châu, vị quản chúng mà cũng là người có trách nhiệm phụ tá thầy tôi để lo các công việc hành chánh, sổ sách của viện:

“Chú Khang từ Hội An về. Không biết vấn đề hộ khẩu lo làm sao?”

“Dạ… chắc để hỏi ư ông Điệp xem sao. Nghe ông nói sắp có đợt làm lại hộ khẩu mới để cho những người tạm trú được vào thường trú chính thức nên mới có vụ xét chùa hồi xế chiều vừa qua. Nếu đúng là có làm hộ khẩu mới, ḿnh nói ông ấy xin ghi tên chú Khang vào luôn thể.”

Ông Điệp là ai tôi chẳng biết. Nghe nói gia đ́nh ông xuất hiện ở viện từ lúc lộn xộn đầu năm 1975, được viện cho ở tạm nơi kho gạo củi dưới chân núi. Nói rằng kho chứ thực ra nơi này trước kia là một dăy nhà gọi là Tịnh nghiệp đường, được dùng làm chỗ tu học và tịnh trú cho các thiện nam tín nữ phát nguyện thọ Bát quan trai giới mỗi tháng, do đó ngoài chỗ thờ Phật c̣n có pḥng ngủ riêng ở phía sau, đầy đủ tiện nghi điện nước. Từ những năm chiến tranh, Tịnh nghiệp đường trở thành nơi tạm trú cho một vài gia đ́nh phật-tử thân tín có công với viện di cư từ Huế hay Quảng Trị vào. Và cũng từ đó, Tịnh nghiệp đường tạm thời biến thành kho. Khi gia đ́nh ông Điệp đến th́ dăy kho đang bỏ trống, viện cho họ ở tạm. Gia đ́nh ông Điệp chỉ có hai vợ chồng không con, ở tạm như vậy cũng thoải mái. Nhưng đến khi “cách mạng vào”, gia đ́nh ông ở luôn đó, không đi đâu nữa. Cuối cùng, kho gạo củi của viện trở thành nhà ông Điệp. Ông Điệp làm hẳn hộ khẩu riêng của gia đ́nh ông tại dăy nhà kho đó, không những vậy, ông c̣n trở thành tổ trưởng tổ dân phố của khóm nhà sát chân núi và bao gồm luôn cả hộ khẩu của viện Hải Đức nữa. Từ đó, gạo của viện có mua về th́ đưa thẳng lên nhà bếp của viện, c̣n củi th́ chứa trong ga-ra bỏ phế đối diện dăy nhà kho chứ không dám phiền gia đ́nh ông coi sóc nữa–ga-ra trước kia chứa hai chiếc xe của viện, nay xe đă bị nhà nước trưng thu nên biến thành nhà chứa củi cho tiện. Chỉ c̣n một pḥng nhỏ của dăy kho ba gian là được dùng làm nơi cho quí thầy trên viện gởi xe đạp.

Ngày hôm sau, thầy Hải Tuệ cho mời ông Điệp lên viện để nói chuyện về tôi. Điều này trông có vẻ như là nhà chùa phải xin phải phép một ông tổ trưởng thế tục để cho một người xuất gia được ở lại tu học. Đầu óc cố chấp và khinh bạc của tôi vốn không chịu được cái điều ngược ngạo ấy. Cho nên khi chú Lịch, một chú tiểu mới xuất gia, sư đệ của tôi, đến gơ cửa gọi tôi ra pḥng khách để ông Điệp xem mặt, tôi không đi. Thực ra theo thầy Thông Chánh cho tôi biết, tổ trưởng không có quyền hạn ǵ trong việc lập hộ khẩu của hộ thường trú khác. Vậy mà không hiểu sao, thầy tôi lại cứ muốn hỏi ư ông Điệp.

“Thưa với thầy là không có tôi ở đây,” tôi dặn chú Lịch.

“Lỡ thầy bảo đi t́m th́ sao?”

“Nói là t́m hoài không thấy.”

“Ghê quá, nói dối với thầy em sợ…”

“Đây không phải là nói dối với thầy. Đây là giữ thể diện cho viện đó, chú không biết à? Ông Điệp này là cái ǵ mà hạch sách đ̣i thầy phải đưa cho gặp người này người kia rồi mới nói chuyện! Thầy chỉ cần cho ông ấy biết là có một người mới đến, khi nào làm hộ khẩu mới th́ ghi thêm tên người ấy vào, đưa xuống cho công an chứng nhận. Bộ có ông Điệp xem mặt rồi th́ công an mới chứng nhận sao?”

Chú Lịch ra tŕnh với thầy là tôi vắng mặt. H́nh như ông Điệp không tin, hoặc cho rằng việc tôi vắng mặt là thiếu lễ phép với ông th́ phải, nên sau một lúc nói chuyện với thầy tôi, ông cứ một mực khẳng quyết là chuyện hộ khẩu của tôi không thể làm được. Chú Lịch đứng hầu quạt cho thầy tôi, đă kể lại tôi nghe.

“Trường hợp chú Khang này, tôi thấy chắc khó mà vào hộ khẩu của viện được đấy thầy ạ,” ông Điệp nói.

“Sao vậy? Hồi trước chú ấy ở đây mà. Trong Tờ Khai Gia Đ́nh của chế độ cũ có tên chú hẳn hoi. Chú đi học ở Hội An nay trở về lại th́ phải dễ dàng chứ,” thầy tôi hỏi lại.

“Th́… th́ tại chú không có mặt ở đây lúc kê khai hộ khẩu. Tờ Khai Gia Đ́nh hồi xưa bây giờ có giá trị ǵ đâu. Lúc kê khai hộ khẩu th́ ai ở đâu ở yên đó. Nguyên quán chú ở Hội An th́ nay cứ trở về Hội An chứ đâu có việc ǵ phải trở về  Nha Trang.”

“Nguyên quán của chú ấy là Nha Trang đó bác, chẳng phải ở Hội An đâu.”

“Hộ khẩu ở đâu là nguyên quán ở đó. Chắc chú ấy đă có hộ khẩu ngoài Hội An, vậy cứ để chú ở Hội An đi, về Nha Trang làm ǵ rắc rối lắm.”

“Bởi nghĩ là có rắc rối nên mới hỏi ư bác xem có cách nào không? Chú ấy bị bệnh mà, ở ngoài đó đâu có đủ tiện nghi bằng trong này. Bây giờ chỉ muốn xin ghi tên cho chú ấy được tạm trú thôi. Khi lập hộ khẩu mới chắc chính quyền cũng cho chú vào chính thức thường trú luôn.”

“Hộ khẩu của viện hiện nay trên hai chục người. Càng đông càng khó vào thêm. Nhà nước họ đâu muốn tập trung đông đảo, nhất là quí thầy quí chú ở đây đa phần nằm trong tuổi thanh niên. Khó lắm thầy ạ. Tạm trú cũng không được nữa nói chi thường trú. Sao chú ấy không chịu ở yên ngoài đó, lại chạy vào đây làm ǵ thế. Có được hộ khẩu ngoài Hội An là may phước lắm rồi, c̣n dời đổi làm ǵ cho sinh chuyện.”

“Tôi nói với bác rồi, tại chú ấy bệnh nên tôi mới gọi về đây.”

“Ôi trời, thầy khéo lo. Ở đâu cũng có bệnh viện của nhà nước lo cả rồi, ngoài đấy hay ở trong này cũng vậy thôi.”

“Bệnh viện nhà nước à? Ôi chao, có thuốc men ǵ đâu. Quí thầy ở viện đây có bệnh cũng do viện tự lo thuốc lấy chứ có bệnh viện nào có thuốc tốt mà chữa trị. Ở đây chữa toàn thuốc tư, bác sĩ tư cả đó bác à.”

Ông Điệp ngưng một lúc rồi cũng kết luận:

“Tôi nghĩ công an không cho chú ấy nhập khẩu của viện đâu. May ra thầy có xin cho chú nhập hộ khẩu ở một chùa nào đó ít người. Viện đông lắm rồi.”

Thầy tôi thở dài:

“Hai chục người th́ có ǵ mà đông. Bác không nhớ hồi trước ở đây có trên hai trăm người sao?”

“Hồi đó khác, hồi này khác…”

Chú Lịch chỉ nghe ngang đó th́ trở lại pḥng tôi, kể tôi nghe. Buổi chiều, sau giờ ăn, thầy Hải Tuệ gọi tôi, dạy:

“Chuyện xin cho con vào hộ khẩu của viện, theo cách ông Điệp nói, chắc là không được. V́ người ta không thích viện ḿnh đông người. Giảm đi th́ dễ dàng chứ tăng thêm th́ khó ḷng lắm. Cho nên, thầy tính là mai mốt con qua chùa Linh Phong xin thầy Trừng Hùng cho ghi tên vào hộ khẩu bên đó. Chỉ xin ghi tên vào hộ khẩu thôi, c̣n ở th́ cứ ở đây. Ban đầu th́ xin tạm trú. Đến đợt khai hộ khẩu mới, họ sẽ chứng nhận cho con được thường trú luôn. Thầy nghĩ đó là cách hay nhất. Thầy Trừng Hùng nể thầy sẽ hết ḷng lo cho con chuyện đó. À, trước kia con cũng đă từng tu học ở chùa Linh Phong một thời gian mà, phải không? Thôi, ḿnh chỉ mong được yên ổn tu học, người ta muốn sao th́ ḿnh cứ làm theo phép tắc của họ cho xong đi. Ẩn nhẫn, chịu khó mới có điều kiện tốt mà tu học được.”

“Dạ,” tôi đáp.

Tôi chỉ có thể cứng đầu cứng cổ với người khác, chứ với thầy tôi th́ tôi chẳng bao giờ cứng đầu nổi. Thầy dạy sao th́ nghe vậy, chẳng dám có ư kiến ǵ.

Hôm sau, tôi cùng thầy Thông Chánh qua chùa Linh Phong, tức là chùa Núi. Năm năm trước tôi được thầy tôi gởi đến đây để học làm một chú tiểu ở chùa nhỏ thay v́ làm một chú tiểu thảnh thơi ở viện Hải Đức. Thầy Thông Chánh là người biết rơ nhất chuyện thầy Trừng Hùng xưa kia đối xử không được tốt với tôi nên trên đường đi, thầy có vẻ e ngại dùm tôi:

“Thiệt là oan gia đường hẹp! Rốt cuộc rồi cũng đâm đầu vào chỗ ông Trừng Hùng. Thôi kệ, cứ làm cho được cái hộ khẩu cho yên thân đi. Thầy Trừng Hùng bây giờ chắc cũng đổi tính rồi chứ không như trước nữa đâu. Với lại chú đâu có xin ở chùa Núi đâu, chú vẫn ở viện mà.”

“Đâu có sao thầy. Con không nghĩ hay lo sợ ǵ chuyện thầy Trừng Hùng. Chỉ thấy không vui khi người xuất gia ḿnh, hay nói chung là các chùa ḿnh, phải bị kiểm soát chặt chẽ, phải chịu sự lệ thuộc vào các lề luật của thế gian nhiều quá.”

Thầy Thông Chánh im lặng không nói ǵ. Chúng tôi đi thêm một đoạn đường dài nữa th́ đến chân chùa Núi, rồi phải leo mấy trăm bậc tam cấp nữa mới đến chùa Linh Phong.

Chúng tôi không vội vào trong, ngồi nghỉ mệt dưới hai tàng cây rộng của hai cây me cổ thụ hai bên tam quan. Ngồi đây có thể thấy được xe cộ qua lại trên quốc lộ I và khóm nhà dọc theo con đường dẫn vào viện Hải Đức. Từ một vị trí cao, quan sát thiên hạ sinh hoạt, di động, là một tṛ chơi vô cùng thú vị của những kẻ kiêu kỳ và nhiều cao vọng. Khi con người dưới mắt ḿnh nhỏ bé như con kiến, sự vận chuyển cử động của họ trở nên buồn cười và hèn mọn. Riêng tôi, lúc nào nh́n ngắm cảnh người và vật từ núi cao, tôi đều cảm thấy tinh thần ḿnh phấn chấn, vươn lên, có cảm giác như ḿnh bỗng trở nên cao thượng và vượt hẳn những buộc ràng của thế gian dưới núi. Tôi nói với thầy Thông Chánh:

“Đúng ra người xuất gia chúng ta phải ở trong một hoàn cảnh khác hơn. Không thể bị ràng buộc bởi các qui chế và luật tắc của thế gian.”

“Muốn vậy th́ phải… ở trong rừng sâu hoặc ở tít trên những núi cao, nơi không có bóng dáng và sinh hoạt của con người.”

“Phải. Chứ thầy nghĩ xem… các chùa ḿnh phải cúi đầu tuân phục những anh công an địa phương th́ chán quá đi!”

“Sống trong quốc gia nào ḿnh phải chịu các cái phép tắc thông lệ của quốc gia đó chứ đâu có trường hợp ngoại lệ được.”

“Bởi vậy mới nói là chán quá đi! Mấy anh công an học mốt văn minh của xă hội chủ nghĩa, nói chuyện với quí ḥa thượng, thượng tọa cao niên chỉ gọi anh xưng tôi, lại ra vẻ quan quyền, kênh kiệu, hống hách. Truyền thống sa môn lâu nay không cúi đầu trước vương quyền, nay phải xuống nước với mấy anh công an ít học… c̣n ǵ là chí nguyện xuất trần nữa…”

Tôi nói đến đó th́ máu nóng bừng dậy. Thầy Thông Chánh tỏ ư lo ngại, và h́nh như thầy không thích tôi để ư chi đến những vấn đề đại loại có liên quan đến chính quyền mới như vậy.

“Thôi, nói chuyện khác đi.”

Tôi ngồi một lúc, bỗng nhớ đến một bài thơ ngũ ngôn, tôi nói:

“Hồi đó chú Tâm Hạnh có làm bốn câu thơ chép tặng con, để con đọc thầy nghe:

Mây giăng ngập đầu núi

Chí nguyện vượt núi rừng

Cô thân bên bờ suối

Không nhà kiếp vẫy vùng.”

Tôi đọc đến mấy chữ “không nhà kiếp vẫy vùng” th́ bỗng ứa nước mắt. Thầy Thông Chánh vỗ vai an ủi tôi:

“Tùy thời tùy cảnh mà sống và thể hiện bi nguyện của ḿnh. Xă hội mới có những điều trái ư với ḿnh, nhưng không phải rằng chính trong nghịch cảnh như vậy chí nguyện của ḿnh mới trở nên kiên cường hơn sao?”

Tôi nghe được lời đó th́ rúng động cả tâm can. Mười điều tâm niệm trong Luận Bảo Vương Tam Muội, tôi thuộc ḷng từ lâu và thường đọc hàng ngày lúc c̣n ở Hội An; vậy mà từ khi về đến Nha Trang lại quên lăng, không hề đọc được tới một lần nữa. Nay nhờ thầy Thông Chánh nhắc lại một ư trong mười điều tâm niệm ấy, tâm tôi bừng nở ra, phấn khích vô cùng. Tôi mím môi ngước nh́n trời cao, đọc tiếp đoạn cuối trong mười điều tâm niệm:

“Ngày nay những người học đạo trước hết không chịu dấn ḿnh vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại áp đến th́ không thể đối phó. Chánh pháp chí thượng, v́ vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào!”

Ngồi thêm một lúc ở bậc tam cấp, chúng tôi mới vào trong để gặp thầy Trừng Hùng.

“A Di Đà Phật, thầy khỏe không?” thầy Thông Chánh chào trước.

“Mô Phật, lâu quá thầy mới qua chơi, a, có chú… Khang phải không? Chà, lớn quá nhỉ? Chú mới từ Hội An về đó hỉ?”

Tôi chắp tay chào thầy Trừng Hùng rồi đứng chờ thầy Thông Chánh thưa chuyện. Nghe chuyện, thầy Trừng Hùng hỏi:

“Thầy Hải Tuệ không qua được hở thầy?”

“Thầy bệnh. Thầy nhờ tôi qua nói dùm với thầy một tiếng để lo cho chú ấy sớm chừng nào tốt chừng nấy kẻo sắp tới đợt làm hộ khẩu mới rồi. Nếu thầy muốn có thầy Hải Tuệ nói chuyện cho được rơ ràng hơn th́ để tôi về tŕnh lại, hôm khác thầy Hải Tuệ khỏe sẽ qua thưa chuyện với thầy sau.”

“Đâu có, tôi chỉ hỏi thăm thầy ấy thôi. Ai nói lại chẳng được. Ḿnh chú Khang qua đây c̣n nói được nữa là. Có thầy qua chơi là quí lắm rồi. Thôi, uống nước đi. Chuyện hộ khẩu cho chú Khang dễ thôi. Đây cũng có một chú từ Huế mới vào, tôi sẽ lo hộ khẩu luôn một thể.”

Dĩ nhiên thầy Trừng Hùng không thể nào quên được rằng ngôi chùa Linh Phong mà thầy ấy đang trụ tŕ là do thầy tôi ủy nhiệm. Thầy Hải Tuệ bổn sư của tôi mới đúng là vị trụ tŕ chính thức của ngôi chùa này. Sau v́ bận rộn quá nhiều phật-sự, thầy tôi giao ngôi chùa Linh Phong này lại cho thầy Trừng Hùng. Nay thầy tôi chỉ nhờ vả thầy Trừng Hùng ghi tên tôi vào hộ khẩu với lời nhắn rằng dù sao trước kia tôi cũng là một chú tiểu từng tu học ở đây, tức là muốn đứng về mặt t́nh cảm để nhờ thầy ấy giúp đỡ chứ không hề lấy uy quyền cựu trụ tŕ để ép thầy Trừng Hùng giúp tôi. Vậy mà thầy Trừng Hùng vẫn cứ muốn theo nguyên tắc hành chánh, hay thứ nguyên tắc cứng nhắc do chính thầy tự đặt ra để tôn pḥ, thẳng thừng đ̣i hỏi thầy tôi bệnh hoạn phải đích thân hạ san (Hải Đức) để thượng san (Linh Phong) mà đến nói chuyện hộ khẩu cho tôi. Cũng may thầy Thông Chánh nhạy bén nhận biết, chọc thủng cái nguyên tắc đó khi nó vừa manh nha.

Để xă giao, thầy Thông Chánh và tôi theo thầy Trừng Hùng lên chánh điện lễ Phật và đi dạo quanh chùa để biết thêm những đổi mới sau nhiều năm không đặt chân đến. Xuống đến dăy nhà phía đông của chánh điện, tôi gặp hai chú, một chú pháp danh là Phước Đức, một chú pháp danh là Nguyên Thể. Chú Đức chính là người mà thầy Trừng Hùng nói là từ Huế mới vào. Chú Thể cũng từ Huế vào nhưng từ trước năm 1975. Chú Đức lớn hơn tôi khoảng năm, sáu tuổi, đă thọ Sa Di thập giới (sa-di có thể phân làm hai hạng, một hạng là Sa di ngũ giới, tức chỉ giữ năm giới cấm, về h́nh thức th́ sa-di hạng này gồm các chú tiểu c̣n để chỏm, khi hành lễ chỉ mặc áo tràng lam; hạng thứ hai là Sa di thập giới, như chú Đức và tôi, giữ mười giới, đă cạo chỏm, đắp y vô-tướng, gọi nôm na là “y trơn,” nghĩa là loại ca-sa không có điều, không có những ô vuông như ca-sa của các thầy tỳ kheo). Chú Thể đâu chừng mười bốn mười lăm tuổi, c̣n để chỏm. Chú Đức da ngăm đen, tướng vạm vỡ như lực sĩ; c̣n chú Thể th́ da trắng xanh, ốm nhom. Trong khi thầy Thông Chánh tṛ chuyện với thầy Trừng Hùng, tôi và chú Đức cũng trao đổi với nhau chuyện học hành, chuyện trường lớp trước năm 1975, và chúng tôi đă trở thành bạn hữu thật nhanh chóng. Nói chuyện với nhau một lúc, chú Đức kéo tôi ra sân, vừa đi vừa nói:

“Khi năy chú nói chú được thầy Tuệ Sỹ kèm học, phải không? Vậy là chú may mắn lắm đó. Nghe nói mấy thầy bên viện cũng như ở các chùa có xin học mà thầy ấy không dạy. Chú có thể xin thầy ấy cho tôi học chung với chú không?”

“À, có người học chung th́ vui lắm chứ. Nhưng tôi chẳng biết thầy ấy có chấp nhận không nữa. Để tôi dọ ư trước xem sao.”

“Chú nói thầy ấy dạy chú ba môn chứ ǵ. Tôi chỉ xin học ké môn kinh Lăng Già thôi. Nói thực, từ ngày Phật học viện tan ră đến giờ, chẳng được học một chữ nào cả, buồn quá. Ở đây, tối ngày cứ đi cúng, chẳng ra làm sao hết. Nếu chú xin được cho tôi học kinh Lăng Già, tôi cám ơn chú hết sức đó.”

Thấy chú Đức hiếu học, tôi thực cảm động. Chợt nghĩ đến t́nh cảnh của chú và chú Thể hôm nay, trong ḷng bỗng nghe bùi ngùi thương cảm. Nhớ lại ngày xưa, có dạo chính tôi cũng đă trải qua nửa năm nơi ngôi chùa này. Những khó nhọc nào hồi đó th́ bây giờ tôi quên khuấy cả rồi, nhưng tôi chưa quên được rằng thầy Trừng Hùng vốn là người rất thủ cựu, khó tính. Tuổi trẻ nào đem vào ngôi chùa Linh Phong do thầy ấy trụ tŕ th́ chắc chắn là phải trở thành tuổi già một cách nhanh chóng. Tự dưng tôi bỗng ái ngại thay cho chú Đức và chú Thể. Tôi hứa với chú Đức ngay về việc xin học với thầy Tuệ Sỹ.

Tự tay thầy Trừng Hùng ghi tên tôi vào sổ hộ khẩu, ở phần dưới của cuốn sổ dành cho những người khách tạm trú, nơi có sẵn tên của chú Đức. Như vậy, trong hộ khẩu chùa Linh Phong, chỉ có tôi và chú Đức là tạm trú. Thấy thầy Trừng Hùng ghi tên tôi vào sổ hộ khẩu rồi, thầy Thông Chánh mới chịu yên tâm kéo tôi về. Nhưng nghe nói là thầy Trừng Hùng cũng cần phải đem sổ hộ khẩu ấy xuống Ủy ban Nhân Dân địa phương để chứng nhận là có tên tôi mới được xin ghi vào, chứ không phải chủ hộ tự ghi là xong.

Qua ngày hôm sau, trong giờ học Anh ngữ, tôi xin phép thầy Tuệ Sỹ cho chú Đức cùng học với tôi môn kinh Lăng Già. Thầy có vẻ không được vui lắm, hơi do dự một lúc rồi mới đồng ư. Chiều đó, tôi qua chùa Linh Phong báo cho chú Đức biết để cùng học với tôi môn kinh Lăng Già vào ngày kế tiếp. Thầy Trừng Hùng biết được, gọi chú Đức lại, hỏi:

“Mi đă thuộc ḷng hai thời công phu và bốn cuốn luật Sa di chưa? Có biết là kinh Lăng Già rất cao, tao đây học qua mà chưa nắm vững mà bây đ̣i học th́ sẽ không hiểu chi hết chăng!”

“Môn này do thầy Tuệ Sỹ giảng dạy th́ lo ǵ chuyện không hiểu. Không hiểu th́ hỏi, hỏi th́ được giải thích thêm; hơn nữa, thầy ấy thừa biết tŕnh độ người học để giảng giải chứ sao không! Chú Khang học được th́ tôi cũng học được!”

“Thằng Khang đó à, hứ, hắn khác, mi khác. Hắn lúc nào cũng muốn đi băng, đi tắt ngang, học ngoài chương tŕnh, học thêm, học kèm, lộn xộn, mất hết căn bản! Mi muốn hư như hắn à?”

Tôi đang đứng nói chuyện với chú Thể, nghe được lời qua tiếng lại giữa hai người lại có nhắc đến ḿnh là “thằng hư” th́ cũng giật ḿnh. Té ra, trong mắt thầy Trừng Hùng, tôi là một đứa hư đốn, không có nền tảng…

Khi chú Đức đưa tôi ra cổng, tôi nói:

“Thôi, nếu chú không đi học được th́ để tôi thưa lại với thầy Tuệ Sỹ. Nói thực với chú, tôi sợ thầy Trừng Hùng cho rằng tôi rủ rê chú…”

“X́, ổng nói ǵ th́ nói. Được học với thầy Tuệ Sỹ mà không học th́ uổng!”

Vậy là từ đó, mỗi tuần một buổi, chú Đức qua viện Hải Đức học chung với tôi môn kinh Lăng Già. Tôi với chú càng lúc càng thân thiết với nhau hơn v́ trong hoàn cảnh không có Phật học viện của những năm mới đổi thay chính quyền, tôi và chú là hai tu sĩ trẻ duy nhất ở Nha Trang đang cùng học chung “một lớp.”

 

Ô

 

Pḥng riêng của tôi là căn pḥng khá đặc biệt v́ nó không phải là một trong những căn pḥng thuộc các dăy tăng pḥng của viện. Những ngày đầu mới về Nha Trang, tôi được sắp xếp nằm ở một pḥng tập thể sát bên hông chánh điện, chung với mấy chú tiểu. Sau đó chẳng bao lâu, tôi được thầy Thông Nghĩa (sư đệ của thầy Thông Chánh) giới thiệu cho một căn pḥng bỏ trống rất lư tưởng. Đó là cái gác trống nằm phía bên trái của chánh điện. Hai bên chánh điện của chùa có gác chuông và gác trống. Hồi xưa, chuông trống được đặt trong hai căn gác này. Nay chuông trống cũng được đặt hai bên chánh điện nhưng ở ngoài, ngay trước cửa vào căn gác cho tiện. Hai căn gác v́ vậy bỏ trống, thầy Phước Châu (vị quản chúng của viện) chiếm cái gác chuông để nghỉ trưa (v́ thầy có một pḥng riêng khác rộng răi hơn); c̣n lại cái gác trống, thầy Thông Nghĩa giao ch́a khóa cho tôi, bảo tôi lấy đó làm pḥng ở. Tôi vào xem, thấy thật là lư tưởng. Và có thể nói đó là lần đầu tiên trong đời, tôi được một pḥng riêng, không chung đụng với một ai khác. Căn gác gồm hai tầng. Tầng dưới ngoài cửa chính mở ra thềm trước của chánh điện c̣n có ba cửa sổ thật lớn ở ba hướng c̣n lại. Cửa sổ phía trong pḥng ăn thông với dăy pḥng của mấy chú tiểu, tức là dăy pḥng cũ mà tôi nằm trước đó, đă được đóng bít lại bằng ván ép dày. Cửa sổ đối diện với cửa ra vào th́ mở ra hướng nam, nơi có những cây bông sứ cao lớn rợp bóng, gió lùa x́ xào suốt ngày đêm; có cái “đơn” (tức là chiếc đi-văng loại một người nằm) đặt sát cửa sổ đó. Cửa sổ c̣n lại mở ra phía đông nam, tức là hướng chính diện của ngôi chùa. Từ cửa sổ này nh́n ra, có thể thấy những hàng dương và bạc hà cao lớn trước sân chùa; thấp thoáng sau những tàng lá rũ vi vút gió ấy là dăy núi Hoàng Ngưu xanh thẫm ở xa. Chiếc bàn học nhỏ đặt ngay nơi cửa sổ này. Diện tích của pḥng đâu chừng mười hai mét vuông, kể ra th́ khá hẹp, nhưng tôi cũng chẳng mong ǵ hơn, v́ ngoài mười hai mét vuông ở tầng dưới, tôi c̣n có khoảng mười mét vuông khác ở tầng trên nữa. Bên cạnh cửa ra vào có một cầu thang bằng gỗ đưa lên tầng trên. Gác chuông trống nhỏ dần ở phía trên nên diện tích tầng trên hẹp lại. Tầng trên này trống trơn, chẳng có bàn ghế hay giường chơng ǵ. Bốn vách có bốn cửa khung tṛn mang h́nh chữ Thọ, có thể coi như là bốn cửa sổ tṛn, không có cánh cửa. Những khe hở từ bốn khung chữ Thọ này cũng đủ mang gió mát từ tứ phía lộng vào. Tuy có bất tiện là các khung chữ Thọ này không mở ra được, tầng trên cũng rất lư tưởng cho việc tĩnh tọa tham thiền. Các cửa sổ cao, khi đứng th́ hưởng được gió mát, ngồi th́ khuất gió. Đóng cửa ra vào, rồi đóng luôn cả cái nắp đậy cầu thang là có thể yên tâm tọa thiền, không sợ bị ai quấy rầy. Mà thực ra, gác trống của tôi nằm ở vị trí rất biệt lập, tách hẳn với các dăy tăng pḥng khác, suốt ngày chẳng ai tới lui. Nửa tháng một lần sám hối lúc tám giờ tối mới có thiện nam tín nữ tụ tập ở khoảng thềm trước của chánh điện. Ngoài ra, chỉ vào ba tháng mùa hè mới có Phật tử tập trung tụng niệm vào giờ ngọ mỗi trưa. Khi họ tập trung làm lễ th́ tôi cũng có mặt trên chánh điện làm lễ, chẳng lấy ǵ làm phiền. Nhiều người trong viện, ngay cả thầy tôi, cũng chẳng biết rằng gác trống đă trở thành căn pḥng riêng của tôi nên ít khi nào có người ghé vào pḥng tôi. Đúng ra việc sắp xếp chỗ ở cho tăng chúng ở viện phải do thầy quản chúng đảm trách; nhưng từ sau năm 1975, khi mà nhân số hai trăm người giảm xuống thành hai mươi mấy người th́ việc sắp xếp không c̣n cần thiết nữa. Quá nhiều pḥng bỏ trống, những người c̣n ở lại, ai muốn chọn pḥng nào th́ chọn. Sở dĩ những ngày đầu, thầy tôi sắp tôi ở chung với mấy chú tiểu v́ không muốn lạm dụng uy tín của thầy để cho tôi một pḥng riêng chung dăy với quí thầy lớp trước. Căn pḥng ở gác trống, thực ra không phải là căn pḥng chính thức; tôi có chiếm giữ nó cũng sẽ không ảnh hưởng ǵ đến sinh hoạt của các thầy tỳ kheo trong viện cả. Do đó, sau này, khi biết được tôi ở gác trống không do sự sắp xếp của thầy hay vị quản chúng, thầy cũng hoan hỉ chứ không rầy trách ǵ.

Do vị trí gác trống tọa lạc ở một góc riêng biệt, thanh vắng và gần với sân trước của ngôi chánh điện, tôi thường rảo bộ và ngồi nơi thềm đá gần trụ cờ để ngắm cảnh chiều tà kéo lê những vệt nắng cuối cùng trên đồng lúa bát ngát phía đông nam. Đồng lúa ấy bắt đầu từ xă Đồng Nai gần Phước Hải và biển Nha Trang. Khoảng kết thúc của đồng lúa lại được nối liền với rừng dừa và con sông Nha Trang ở phía tây và tây nam của Nha Trang. Cảnh trí chung quanh tôi là sự nối kết bất tận của những màu xanh. Trời xanh, biển xanh, núi xanh, đồng xanh, rừng xanh, sông xanh và gần tôi nhất, lá xanh từ các ngọn cây tỏa ra, rũ xuống, vươn lên, từ tứ phía. Nhưng giữa một ṿm trời đất xanh xanh ấy, tôi vẫn thường thích thú dơi theo những cánh c̣ trắng bay từ phía Đồng Nai ngang qua ruộng lúa gần Đồng Ḅ, vượt khỏi những đọt cây cao dọc quốc lộ, ṿng sau lưng ngôi chùa Kim Sơn trên một ngọn núi khác ở phia nam, thấp thoáng qua băi sương lam trên những rặng dừa, rồi mờ hẳn trong ráng hồng rực rỡ ở phía tây nam. Ngày nào cũng như ngày nào, cứ vào khoảng sau sáu giờ một chút, có một đàn c̣ trắng, xếp thành h́nh chữ V, bay qua. Năm phút sau, lại có một đàn c̣ khác cũng xếp thành h́nh chữ V, bay qua. Rồi chừng ba phút sau nữa, có con c̣ bay một ḿnh, đuổi theo đàn c̣ thứ nh́. Có lẽ đó là con c̣ ham chơi, lúc nào cũng về muộn. Cũng có thể nó là con c̣ yếu sức nhất, không theo kịp sức đập cánh của đàn. Mà không biết chừng nó là con c̣ thích bay lẻ, thích một ḿnh vỗ cánh thong dong vào những phút muộn màng nhất sau một ngày đi hoang. Tự dưng tôi thấy thích con c̣ lẻ ấy. Và như vậy, mỗi khi chờ ngắm hai đàn c̣ kia bay qua, bao giờ tôi cũng hồi hộp chờ đợi con c̣ bay lẻ phía sau, như thể chính nó mới thực sự thể hiện được kiếp sống và đường bay cô liêu kỳ tuyệt giữa lằn ranh huyền ảo của đất trời thiên thu.

 

Ô

 

Chiều hôm ấy, giờ Hán văn, tôi đến pḥng thầy Tuệ Sỹ. Từ xa, tôi đă nghe tiếng tây-ban-cầm (guitar) từ pḥng thầy vọng ra, lúc trầm ấm, lúc réo rắt. Tôi bước nhẹ vào pḥng thầy, khẽ kéo chiếc ghế, ngồi xuống một bên, chờ đợi. Ngón đàn của thầy vô cùng điêu luyện. Lúc đó, tôi chưa học đàn, chưa biết đàn, nhưng cũng có chút nhạy bén về âm nhạc để thưởng thức tài nghệ độc tấu tây ban cầm của thầy (v́ dù sao, từ thưở nhỏ, tôi đă từng nghe các anh chị trong nhà đàn địch ca hát, và chiếc máy hát trong nhà tôi cũng đă từng phát thanh liên tục nhiều giờ trong ngày qua yêu cầu của khá nhiều sở thích dị biệt trong nhà). Bản nhạc thầy đang đánh là một bản nhạc cổ điển Tây phương tôi chưa từng nghe qua th́ phải. Nhưng bản nhạc quen hay lạ đối với tôi lúc đó không quan trọng lắm; chỉ cái phong cách vừa tŕnh tấu vừa thưởng thức một cách đam mê của thầy ấy mới thực sự làm tôi rung động, thích thú và bị cuốn theo ḍng nhạc lúc nào không hay. Thầy nằm trên đi-văng, gối đầu hơi cao, hay tay ôm đàn, mắt nhắm lim dim, mười ngón tay như những vũ công tinh thuần, nhảy múa nhịp nhàng và uyển chuyển trên những phím đàn với những tiết điệu lúc thăng, lúc trầm, lúc êm dịu, lúc bập bùng xôn xao… Và ở tấu khúc chót của bản nhạc, tôi nghe chừng như từng đợt sóng nước tràn níu vào bờ xanh, lung lay những lá cỏ trên băi cát vàng, và một con c̣ trắng vụt bay lên, bay lên… Thầy ấy như đắm ḿnh trong một trạng thái xuất thần, nơi đó chỉ có sự trôi lướt của những thanh âm và sự im lặng, nối đuôi nhau, rồi cuống quít quyện vào nhau, lan tỏa ra, tràn ngập, tràn ngập… Tôi cũng hoàn toàn ch́m lắng vào ḍng âm ba vi diệu đó.

Tiếng đàn ngưng bặt khá lâu rồi mà tôi vẫn c̣n như thất thần ngồi im một chỗ. Đến khi thầy ấy hỏi tới, tôi mới giật ḿnh.

“Vào lâu chưa?”

“Dạ… cũng mới thôi,” tôi đáp.

Thầy đến bàn nước pha cà-phê, hớp vài hớp, hút xong một điếu thuốc, rồi thầy bắt đầu dạy tôi môn Hán văn với bài Đằng Vương Các Tự của Vương Bột, bậc kỳ tài được xưng tụng là một trong Tứ kiệt của thời Sơ Đường, Trung Hoa.

Thầy kể tôi nghe rằng năm đó đô đốc Hồng Châu là Diêm Bá Dư đăi tiệc ở gác Đằng Vương, mời hết các văn thi sĩ cùng các đại gia vọng tộc đến để xin mỗi người một bài tự trong bữa tiệc, mục đích là để khoe tài văn chương thi phú của người con rể. Vương Bột từ xa đi thuyền buồm đến cũng vừa lúc nhập tiệc. Đô đốc Hồng Châu thấy Vương Bột nhỏ tuổi (mới mười lăm, mười sáu), có ư khinh dể, không mời tham gia viết bài tự. Sau v́ nể lời các đại văn nhân khác mà miễn cưỡng trao giấy bút cho Vương Bột viết thử. Vương Bột cầm bút viết một mạch. Viết đến đâu, có người của đô đốc chép lại từng đoạn đem dâng đô đốc xem thử; đô đốc đọc qua mấy đoạn đầu liền giật ḿnh.

“Nam Xương cố quận, Hồng Đô tân phủ; Tinh phân Dực, Chẩn, Địa tiếp Hành, Lư. Khâm Tam Giang nhi đái Ngũ Hồ, Khống Man Kính nhi dẫn Âu Việt. Vật hoa thiên bảo, Long quang xạ Ngưu, Đẩu chi khư; Nhân kiệt địa linh, Từ Trĩ hạ Trần Phồn chi tháp…”

Đến đoạn bất hủ của Vương Bột th́ đô đốc run lên bần bật, không dám đem bài tự của chàng con rể đưa ra nữa. Đoạn ấy như sau:

“Hồng tiêu vũ tễ,

Thái triệt vân cù.

Lạc hà dữ cô vụ tề phi,

Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.”

(Thuở ấy tôi chưa dịch nổi, nhưng sau này, tôi có thể tạm dịch sát nghĩa như vầy: Khi cầu vồng tan và mưa tạnh hẳn, muôn sắc ảnh chiếu rực rỡ trên đường mây. Có con c̣ lẻ cùng bay với ráng chiều, trong khi làn nước thu và ṿm trời rộng th́ chung một màu bạc ánh).

Khi thầy Tuệ Sỹ đọc và dịch qua bốn câu ấy, nhất là hai câu sau, tôi cũng run lên bần bật như đô đốc Hồng Châu năm xưa vậy.

Chiều hôm đó, tôi không dám ngồi trước thềm rêu trước sân chùa để dơi theo bóng con c̣ lẻ bay ngang đồng lúa. Không dám làm nhưng rất thèm muốn. Vâng, dù đóng cửa pḥng, leo lên gác trống cao, ngồi khuất dưới bốn khung chữ Thọ, tâm tôi vẫn như làn nước thu, ảnh hiện đường bay cô độc của con c̣ trắng lướt qua cùng mây chiều.

Qua ngày hôm sau, tôi viết một lá thư thật ngắn cho thầy Tuệ Sỹ:

“Kính thầy,

Con không học nữa, không đủ sức học nữa. Nếu một ngày nào đó con có thể đi học lại b́nh thường, mong thầy đón nhận. Và quan trọng nhất, xin thầy đừng giận trách về việc bỏ học của con hôm nay.”

Tôi cũng báo cho chú Đức biết để chú khỏi phải đến học kinh Lăng Già với thầy Tuệ Sỹ nữa, v́ tôi không học th́ có lẽ thầy cũng không muốn dạy lớp đó nữa. Chú Đức la lên:

“Trời ơi, tôi có một giờ học như vậy mà chú báo hại làm cho mất luôn!”

Tuy vậy, chú ấy cũng cười vui với tôi, chẳng hỏi lư do v́ sao tôi quyết định bỏ học. Đó cũng là thói quen của Đức. Chú thường chờ đợi tôi tự động giải thích hơn là nêu câu hỏi.

C̣n thầy Thông Chánh là người biết sớm nhất, hỏi tôi:

“Sao, có chuyện ǵ vậy? Đâu phải chú học không nổi, phải không? Hay chú thấy mệt? Có bệnh trở lại không?”

“Không. Con không bệnh, nhưng… con thấy h́nh như có một cái ǵ uổng phí khi tốn quá nhiều th́ giờ để lên lớp, để làm bài…”

Thầy Thông Chánh cười, nhưng nói với giọng rất buồn:

“Học hành chẳng bao giờ uổng phí th́ giờ cả. Không nỗ lực lúc trẻ th́ sẽ ân hận sau này, như bản thân tôi đây, chừng này tuổi mà có làm được tích sự ǵ đâu.”

Tôi nh́n thầy ấy, tính nói một câu, nhưng không nói, chỉ nghĩ thầm trong bụng:

“Thầy th́ lúc nào cũng khiêm cung, tự hạ; thực ra, chính bản thân thầy,  cuộc đời tu hành của thầy đă là một tuyệt tác rồi… cần ǵ phải làm nên tích sự ǵ khác bằng vốn liếng sách vở!”

Thấy tôi chẳng nói năng ǵ, thầy Thông Chánh khoát tay, bảo đừng bàn tới chuyện đó nữa, khi nào có hứng cảm học hành th́ lo học. Thầy ấy lúc nào cũng dễ thương, cũng thông cảm và chiều chuộng tôi như vậy.

Ít hôm sau, mẹ tôi lên viện, t́m gặp tôi, nói liền:

“Thầy Tuệ Sỹ có cho mẹ biết là con bỏ học. Thầy nói con thông minh, học được lắm, mà sao lại bỏ học, thầy chẳng hiểu. Thầy bảo mẹ khuyên con nên học lại, đừng có ham chơi…”

“Con không biết nữa. Chỉ thấy là không học được, cần phải nghỉ học. Con không muốn học bất cứ cái ǵ trong thời gian này.”

Thuyết phục tôi không được, mẹ tôi về.

Nửa tháng sau, thầy Tuệ Sỹ nhập thất, không tiếp xúc ai, không ra khỏi pḥng, trong ṿng một tháng. Và trong ṿng một tháng thầy Tuệ Sỹ nhập thất, tôi bắt đầu đọc thơ của nhiều thi sĩ từ thơ Đường Trung Hoa cho tới các thi nhân Việt Nam tiền chiến, hiện đại… rồi tôi tập làm thơ. Tôi tưởng tôi sẽ là thi sĩ và sẽ sống với thơ, thơ, thơ, là đủ hạnh phúc rồi, không cần phải học hành chi nữa. Cái ngông cuồng đó là do từ đâu? Tôi không rơ. Có thể là do bẩm tính ham chơi biếng học có sẵn từ nhỏ. Có thể do tác động từ chính con người thơ mộng của thầy Tuệ Sỹ. Mà cũng có thể là do ở phía trời xa, mỗi lúc chiều tà, có con c̣ trắng nhỏ, một ḿnh bay ngang lưng núi thẳm, khuất dần trong cụm mây chen ánh hồng rực rỡ ở trời tây… Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.

 

 oOo

 

Mời đọc tiếp Chương 7

 

Trở lại trang Mục Lục

 

 

 


 

Back