CHƯƠNG BỐN
Khi chúng tôi trở lại
pḥng khách và Tổ đường th́ các thầy vừa làm lễ xong. Nói đúng hơn, chú Dũng
và chú Sung đă canh đúng giờ để trở về pḥng khách kịp trước lúc các thầy
làm lễ xong. Thầy Hải Tuệ từ chánh điện bước xuống. Chú Dũng và chú Sung
tách xa nhau lập tức, mỗi chú ngồi một góc Tổ đường, miệng đọc to đoạn kinh
đang học trong ngày. Mặt mày các chú trông có vẻ thành khẩn, chú tâm dữ lắm.
Thấy các chú giả bộ một cách tự nhiên trước mặt ḿnh, tôi thật buồn cười. Và
nội chừng đó không, tôi cũng biết rằng thầy Hải Tuệ rất nghiêm khắc. Các chú
sợ thầy răm rắp một nước.
Mẹ và các chị em của
tôi chào thầy để về. Tôi tiễn gia đ́nh ra đến sân trước của chùa. Mẹ tôi cứ
sợ tôi buồn, sợ tôi chịu không nổi sự chia tay. Hồi nhỏ tôi vốn bị anh chị
lớn chọc là “mít ướt”, hay chảy nước mắt. Chỉ có mẹ tôi là để ư được
rằng tôi bị đ̣n th́ không khóc, chỉ khi bị uất ức hay bức
xúc t́nh cảm th́ mới khóc. Như vậy, trong
giây phút bịn rịn chia tay, bà đoán rằng tôi sẽ không chịu nổi. Bà từ biệt
đôi lần rồi mà bỏ đi chưa đành, cứ nán lại, đứng lên ngồi xuống mấy bận
trước hiên chánh điện. Cuối cùng th́ bà cũng phải về, quay đi thật nhanh, bỏ
tôi đứng lại ở trụ cờ. Mẹ và các chị em của tôi lần xuống núi, thỉnh thoảng
lại quay đầu nh́n lại với những đôi mắt ướt. Vậy mà tôi chỉ đứng ở trên vẫy
vẫy tay, cười. Tôi chẳng thấy buồn ǵ cả. Giống như con nai đă t́m được đồng
cỏ. Giống như con chim đă thấy được bầu trời. Một nỗi hân hoan kỳ lạ xâm
chiếm tâm hồn tôi, tràn đầy trên bước chân tôi khi tôi quay trở vào pḥng
khách của chùa. Người thân đă khuất hẳn dưới chân núi. Bây giờ tôi mới thực
sự là một kẻ xa nhà, một ḿnh một thân bước vào cuộc sống mới.
Chú Dũng và chú Sung
hăy c̣n ê a học kinh nơi Tổ đường. Thầy đang ngồi tiếp khách. Lại có thêm
một chú tiểu mới xuất hiện nữa. Chú này đă mặc đồ tu, một bộ bà ba đỏ chói;
đầu chú cũng đă cạo đàng hoàng chứ không phải như tôi c̣n nguyên vẹn đầu tóc
và áo quần của người thế tục. Có điều, cái chỏm của chú trông rất ngộ
nghĩnh, y như một cái ổ chim mới đan bằng rơm hay cỏ khô vậy. Cái chỏm của
chú Dũng dài quá mắt, có thể vén qua một bên để vắt lên vành tai. Chỏm của
chú Sung th́ dài ngang chân mày. C̣n cái chỏm của chú tiểu mới này chắc là
một khoảnh tóc trước trán được chừa lại từ một cái đầu đă cạo láng, không đủ
chiều dài để tóc nằm xuôi theo da đầu nên tóc cứ dựng đứng lên, chĩa ra muôn
phương tứ phía. Người nhà của chú tiểu ấy đang thưa chuyện cùng thầy. Họ
đang xin cho chú được ở tu tại chùa Hải Đức.
Chú tiểu này từ Huế
mới vào. Nghe nói ngoài đó giặc giă làm sao đó mà dân miền Trung bỏ chạy vào
nhiều lắm. Chú ấy cũng theo gia đ́nh vào Nha Trang. Chú tên là Kính. Cao và
ốm, nhưng chắc da, chắc thịt hơn chú Dũng. Mắt một mí trông hiền lành. Mũi
cao. Miệng rộng. Cằm hơi đưa ra trước. Chú Kính nói giọng Huế đặc sệt mà lại
nói nhanh kinh khủng, khiến tôi và hai chú kia lúc nào nghe chú nói cũng
phải ngớ ngẩn một lúc mới hiểu được.
Sau khi thầy chấp
thuận cho chú Kính ở tu tại chùa Hải Đức, gia đ́nh chú ấy ra về. Thầy đi
nghỉ trưa. Bốn đứa chúng tôi chơi với nhau. Dũng và Sung bày tṛ chơi. Các
chú rủ tôi và Kính ra sau núi hái trái ăn. Lại hái trái nữa! Tôi thấy không
hứng thú, nhưng không kềm được sự lôi cuốn của một cuộc đi chơi ngoài núi
với những người bạn mới.
Chúng tôi dạo chơi
trên con đường mà có người đặt tên là đường Hoàng hôn, tức là con
đường đồi nối liền giữa chùa Hải Đức và chùa Tỉnh hội. Con đường ngoằn ngoèo
nằm ở lưng chừng núi, chạy dọc gần suốt chiều dài phía tây của ngọn núi nên
buổi sáng th́ khuất nắng mai, có bóng mát trọn buổi; từ xế chiều đến lúc
hoàng hôn, ánh nắng mới trải một màu vàng ố lên cây lá khiến con đường đương
hạ mà trở nên như vàng thu, trông đẹp và buồn lạ. Lúc chúng tôi ra đó th́
mặt trời đă xế về hướng tây chừng gang tay. Nắng vẫn c̣n gắt lắm. Vậy mà từ
một khoảng hơi trống cây cối, chú Sung đă bày ra một tṛ chơi rất ngoạn mục.
Hai chú Dũng và Kính đều tham gia, riêng tôi th́ không. Không những tôi
không thấy thích thú mà c̣n khiếp hăi, lo sợ cho các chú nữa. Tṛ chơi như
vầy: đứng trên đường Hoàng hôn, buông ḿnh chạy xuống núi với dốc nghiêng
bốn mươi lăm độ. Không cần biết điểm đến là đâu, khi nào không tiến thêm
được nữa th́ mới quay trở lại điểm khởi hành. Người chơi cứ nhảy ào xuống
dốc núi là tự dưng hai chân phải chạy, vừa chạy vừa tránh trên đầu, né dưới
chân, sao cho khỏi vướng các giây leo mọc um tùm bên dưới mà cũng khỏi va
nhằm các gốc cây, các bụi rậm, các bụi gai mọc chằng chịt bên trên. Hai tay,
hai chân, hai mắt đều phải hết sức bén nhạy và lanh lợi mới khỏi vấp té. Chú
Sung nhỏ tuổi nhất mà lại là kẻ bày đầu. Chú mang giép mà chơi, như vậy rất
nguy hiểm v́ giép không bó chặt bàn chân, khi chạy nhảy rất dễ vấp té. Nhưng
tôi c̣n e ngại hơn nếu chú ấy đi chân không mà lao ḿnh xuống dốc núi lởm
chởm đá, cây và cỏ gai với tốc độ kinh khủng. V́ độ dốc nghiêng của triền
núi, chú không muốn chạy mau bắt buộc cũng phải chạy mau. Chú Sung thật lanh
như một con thỏ rừng, chạy thoăn thoắt từ trên đổ xuống tận chân núi ở dưới
cách chỗ tôi gần hai trăm thước. Chú lạng bên này, lách bên kia, né trên né
dưới, chỉ nháy mắt mà đă có thể xuống đến tận chân núi. Chú Dũng và Kính hơi
ngập ngừng một chút rồi cũng vù theo. Hai chú này cũng lanh không kém ǵ chú
Sung. H́nh như khi bị buộc phải đứng trước một hoàn cảnh hiểm nguy, mọi
người đều có khả năng đối phó một cách nhạy bén và linh động để tự tồn. Bụi
đất tung lên, tiếng cỏ lá rung lên xào xạc, có khi răng rắc như có cành găy.
Tôi c̣n nghe được cả luồng gió vù vù cuốn theo những vạt áo nhỏ của các chú.
Tim tôi đập mạnh theo dơi tṛ chơi nguy hiểm của các chú, cứ sợ các chú vấp
té xóc phải cây hoặc va người vào đá. Vậy mà cả ba chú đều b́nh yên xuống
đến chân núi. Cười hể hả muốn tán thưởng sự gan dạ của nhau, rồi quay đầu
ngó lên, gọi tôi phóng xuống. Tôi lắc đầu từ chối, chờ các chú quay trở lên.
Phải tốn gần mười phút các chú mới lên đến nơi. Cả ba đều thở dốc, mồ hôi
ướt đẫm cả áo. Vậy mà chú Sung c̣n muốn phóng xuống núi thêm một keo nữa.
Tôi cản:
“Đừng, nghỉ đi. Tụi
ḿnh về không thôi thầy biết được th́ phạt chết.”
Chú Dũng và Kính chẳng
muốn chơi nữa, cũng hùa theo tôi:
“Ừ, về đi.”
Nhưng chú Sung vẫn c̣n
hăng máu, muốn thi thố với các bạn lần nữa:
“Một lần nữa thôi. Sợ
rồi hả? Ê, nhát quá!”
Không đợi các bạn
hưởng ứng, chú Sung lại lao ḿnh xuống núi. Tôi giữ hai chú kia lại, nói:
“Thôi, để chú Sung
chơi một ḿnh cho chán rồi cũng về. Ḿnh ở đây chờ chú đi.”
Hai chú kia cũng đă
ngán sợ nên nghe tôi giữ lại th́ cũng mừng, làm bộ miễn cưỡng đ́nh chỉ cuộc
chơi. Chú Dũng th́ lấy vạt áo lên lau mồ hôi trên mặt. Chú Kính th́ đưa cánh
tay lên quẹt ngang qua trán. Chú nào trông cũng mệt lử. Bỗng nghe “xoạt,
xoạt” bên dưới. Ba đứa chúng tôi cùng ngó xuống, thấy chú Sung lăn cù cù
xuống chân núi. Chú vừa vấp phải giây leo hay đá. Tôi hốt hoảng, tái mặt, lo
sợ cho chú ấy. Nhưng chú Dũng th́ la lên, rồi cười sằng sặc:
“Đáng đời, đáng đời!
Ai biểu muốn làm anh hùng hả thằng mắt mèo!”
Chú Kính cũng ôm bụng
cười nắc nẻ. Tôi không yên tâm nổi, định phóng xuống đỡ chú Sung th́ chú
Dũng kéo tôi lại, nói:
“Đừng lo, nó đứng dậy
rồi ḱa! Nó lên lại bây giờ, không sao đâu!”
Quả nhiên, vừa lăn hết
đà là chú Sung lồm cồm đứng dậy ngay. Chú không thèm phủi áo quần hay nh́n
xem ḿnh có bị thương tích ǵ không, một mạch leo lên lại chỗ chúng tôi. Vừa
leo lên vừa cười làm như không có chuyện ǵ xảy ra. Tôi hỏi ngay:
“Chú có sao không
vậy?”
Chú Sung cố gắng đáp
với giọng thật tỉnh nhưng thực sự th́ tôi thấy mặt mày chú tái mét chẳng c̣n
chút máu:
“Đâu có sao đâu. Mấy
ông nhát quá, để tui xuống một ḿnh đâu có vui!”
Chú Dũng chọc quê:
“Chú muốn làm anh hùng
th́ để chú xuống một ḿnh chớ, ha ha!”
Chúng tôi kéo về lại
pḥng khách. Trên đường đi, chú Sung vẫn không ngớt lời chê chúng tôi, nhất
là tôi, nhát như thỏ. Tôi tự ái lắm. Dĩ nhiên là phải tự ái rồi. Là con trai
ai lại chẳng muốn biểu lộ tính anh hùng, gan dạ! Nhưng tôi không căi lại chú
làm ǵ. Chính tôi cũng không ngờ rằng tôi lớn hơn chú hai tuổi mà không dám
làm điều chú ấy làm. Tôi đă có những suy nghĩ và hành động mạo hiểm như bỏ
nhà đi hoang, đi tu, v.v… nhưng không dám mạo hiểm trong những tṛ chơi đ̣i
hỏi sự gan dạ liều lĩnh như chú Sung đă làm. H́nh như bắt đầu từ sáng nay,
khi mới đặt chân vào chùa, nghe thầy và vị ḥa thượng cao đức nói đôi lời
khai đạo, tôi đă mất hết những tư tưởng mạo hiểm, phóng túng đi rồi. Tâm tư
tôi có vẻ mềm nhũn đi như thể nó đă sẵn sàng cho sự tuân thủ một đời sống
khuôn thước, kỷ luật. H́nh như tôi đă bắt đầu thích thú làm một kẻ ngoan
ngoăn, bước theo một lối ṃn có người vạch sẵn và dẫn dắt.
a
Chú Dũng cho tôi biết
rằng ở Phật học viện Hải Đức không phải chỉ có bốn đứa chúng tôi là điệu
(chú tiểu) thôi đâu. Đến khóa lễ công phu chiều, tất cả các chú tiểu của
chùa sẽ tập trung tại chánh điện để tụng thời kinh này. Thầy quản chúng đă
giao các chú tiểu đảm trách khóa lễ này v́ vào giờ đó, bốn giờ chiều, quư
thầy hăy c̣n ngồi trong lớp học của Phật học viện hoặc trường Bồ Đề.
Đến giờ làm lễ, tôi
theo các chú lên chánh điện. Tôi được biết thêm bốn chú tiểu khác là Sang,
Thỏa, Thiệt và Xuân. Bốn chú này đều cao lớn và có thể sắp vào lứa thanh
niên được rồi. Nhưng các chú hăy c̣n cái chỏm (ở Nha Trang gọi là cái vá)
trên đầu nên cũng phải bị liệt vào hàng “tiểu” như bọn tôi thôi. Thời
công phu chiều chiếm mất một tiếng đồng hồ với kinh A Di Đà, Hồng Danh Bửu
Sám, Mông Sơn Thí Thực và các bài lễ tán, sám nguyện khác. Không bài kinh
nào mà tôi không thuộc ḷng. Các chú thấy vậy th́ ngạc nhiên lắm. Có chú ở
đây lâu rồi mà vẫn chưa thuộc hết thời công phu chiều như tôi, tụng kinh
phải cầm bổn mới theo kịp người khác.
Sau giờ công phu
chiều, tôi theo các chú xuống pḥng ăn dành cho các điệu. Lúc đó, quư thầy
cũng đă dùng xong cơm chiều, đi qua đi lại rất đông. Ai thấy tôi ngồi chung
với các chú tiểu mà tóc hăy c̣n đen trên đầu th́ cũng biết là tôi mới vào
tu. Nhiều thầy dừng lại hỏi thăm, t́m hiểu. Tôi dần dần quen và dạn dĩ hơn
với không khí sinh hoạt của ngôi chùa lớn này. Ai cũng nói ở chùa th́ cực
nhọc, buồn tẻ. Nhưng nơi đây, tôi chỉ thấy một không khí vui vẻ, ḥa hợp.
Chung quanh tôi là những người đầu tṛn áo vuông đêm ngày chỉ biết tụng
kinh, ngồi thiền, đọc sách, học hỏi và dạo chơi trên đỉnh đồi vào mỗi hoàng
hôn như những làn mây trắng. Phải, họ sống nhẹ như mây. Ở đây, âm hưởng của
thế sự không vang đến được. Mà từ đỉnh đồi này, những nhà tu cũng chỉ nh́n
nhân gian ẩn hiện qua làn sương mỏng.
Sau giờ cơm chiều, mọi
người ở chùa có một tiếng đồng hồ rảnh để nghỉ ngơi, để đi dạo cho tiêu cơm
trước khi trở lại với việc tu học vào buổi tối. Giờ này gọi là giờ “phóng
tham”, từ sáu đến bảy giờ. Thấy thầy tôi vẫn c̣n bận bịu với sổ sách của
viện, các chú Dũng và Sung lại lôi tôi đi chơi để giới thiệu cho biết hết
các dăy tăng pḥng của viện. Chúng tôi đi từ dăy bệnh xá đến dăy “nhà cũ”
dành cho quư thầy theo học chương tŕnh Chuyên khoa (chú trọng về nội điển),
ngang qua tịnh thất của ḥa thượng viện trưởng rồi đến dăy “nhà mới”
dành cho quư thầy theo học chương tŕnh Phổ thông (chú trọng về ngoại điển),
rồi lên tháp chuông, chỗ cao nhất của ngọn đồi để nh́n khắp cảnh Nha Trang.
Giờ phóng tham là giờ thú vị nhất trong ngày. Giờ này, đa phần quư thầy đều
rời khỏi thư viện, pḥng học, pḥng riêng để đi dạo ngoài trời. Chính vào
giờ này mọi người mới gặp gỡ chào hỏi nhau, cởi mở với nhau qua những giây
phút rảnh rỗi, và không khí của viện lúc này mới tăng vẻ sinh động. Có vị đi
dạo, có vị đánh cờ tướng, có vị vừa đi bộ vừa đọc sách, lại có những tốp
chơi các môn thể thao như đánh vũ cầu, bóng bàn và một tốp trẻ năng động hơn
th́ đánh bóng chuyền… Tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy những nhà tu chơi thể
thao. Tâm hồn ngây thơ một cách cổ điển của tôi đă không ngờ được chuyện đó.
Tôi luôn nghĩ rằng khi vào chùa th́ chỉ tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật,
đọc sách, đi đứng nhẹ nhàng, nói năng nhỏ nhẹ, không bao giờ có một cử động
mạnh hay gây tiếng động. Bây giờ, trước mắt tôi vẫn là một thế giới mới, lạ,
nhưng không giống với thế giới trong tâm tưởng tôi. Dù sao, những nhà tu
chơi thể thao cũng vui vẻ, hiền ḥa và vẫn có cái vẻ ǵ đó khác với người
đời. Trong khi những nhà tu đang dạo chơi, đang giải lao một cách thoải mái,
mặt trời ngả dần về phía núi Hoàng Ngưu ở phía tây, phản chiếu một màu đỏ úa
trên khắp lá cỏ của đỉnh đồi này, và quả chuông vĩ đại của viện thỉnh thoảng
điểm một tiếng ngân vang giữa chiều sương.
Sau giờ phóng tham,
chúng tôi trở lại pḥng. Các chú tiểu mang kinh nhật tụng đến pḥng thầy
quản chúng để thầy ḍ đoạn kinh hôm nay và qui định đoạn kinh mới phải học
cho ngày mai. Tôi và Kính mới nhập viện hôm nay th́ khỏi phải đi ḍ kinh,
nhưng chúng tôi phải đến tŕnh diện thầy quản chúng để được cắt chia công
tác, chỗ ngủ, cũng như cho biết ngày nào khởi sự việc học kinh.
Thầy quản chúng có bộ
râu quai nón rậm và đẹp như bộ râu của Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Thầy có vẻ nghiêm
khắc v́ phải làm trách nhiệm hơn là từ bẩm tánh. Nhưng ai mới gặp thầy lần
đầu ắt không khỏi thấy sợ. Bộ râu quai nón trông có vẻ dữ tợn khi đi đôi với
một cái đầu cạo trọc. Tôi và Kính vào tŕnh diện thầy là được cắt chia ngay
công tác cho ngày mai. Hai đứa chúng tôi cùng quét dọn pḥng khách và Tổ
đường. Ngoài ra, suốt ngày chúng tôi phải túc trực ở pḥng khách để châm
nước trà cho khách và c̣n phải để mắt trông coi kẻ gian đánh cắp vật sản của
chùa nữa. Trước đây công việc này của hai chú Dũng và Sung. Thầy quản chúng
cũng không cho chúng tôi nghỉ ngơi được ngày nào: đưa kinh cho chú Kính (lúc
đó chưa thuộc một đoạn kinh ngắn nào) bắt học vài đoạn trong ngày mai. Biết
tôi đă thuộc ḷng hai thời kinh chiều và khuya, thầy gật gù khen và hứa tối
mai sẽ cho tôi một cuốn luật Sa-di để bắt đầu học vào ngày mốt.
Từ pḥng thầy quản
chúng, lắng nghe các chú tiểu khác trả bài (kinh), tôi mới thấy rằng chuyện
thầy Hải Tuệ bắt tôi học kinh trước khi vào chùa chỉ là thử thách. Thực ra,
các chú tiểu khác đâu cần phải thuộc kinh mới được vào chùa. Chú Dũng và chú
Sung chưa thuộc hết thời kinh chiều. Chú Kính th́ c̣n mù tịt hơn. Vậy ra tôi
đến sau mà thành đi trước.
Về chuyện chỗ ngủ,
thầy quản chúng bảo tôi và chú Kính ngủ tạm dưới đất ở Tổ đường một đêm,
ngày mai thầy mới thu xếp được chỗ ngủ cố định. Tám giờ tối, tôi và chú Kính
được phát cho mùng mền và chiếu để giăng mà ngủ gần hai bộ trường kỷ nơi Tổ
đường. Tôi đang loay hoay giăng mùng th́ thầy Hải Tuệ từ pḥng riêng của
thầy (kế bên Tổ đường) bước ra bảo tôi vào pḥng thầy mà ngủ. Tôi thật là ái
ngại khi bước theo vào pḥng thầy. Thứ nhất, bỏ chú Kính ngủ lại một ḿnh ở
Tổ đường thấy tội nghiệp chú làm sao! Có thể chú ấy sợ ma mà ngủ không được
đêm nay. Thứ hai, thầy là vị tăng cao đức, nghiêm tŕ giới luật, tôi là một
đứa bé thế tục mới vào chùa tập sự làm tiểu, làm sao không khỏi phạm lỗi này
lỗi nọ khi ngủ cùng pḥng với thầy.
Pḥng thầy nằm bên
hông Tổ đường nên cửa chính cũng từ Tổ đường mà vào. Bên trong có hai cửa sổ
đóng kín bưng (v́ thầy không chịu được làn gió tây từ bên ngoài thổi vào)
nên đêm hay ngày cũng tối tăm. Chỉ có hai bóng đèn điện nhỏ trên bàn thờ
Phật riêng của thầy là sáng lờ mờ, đủ soi căn pḥng chật ních những tủ sách,
bàn làm việc và ngổn ngang những đống sổ sách của viện. Pḥng được chia làm
hai, buồng trước và buồng sau. Buồng trước lại được chia làm hai ngăn bằng
một cái tủ sách cao. Ngăn trước là bàn làm việc, tủ kinh sách, tủ hồ sơ giấy
tờ quan trọng và két sắt lớn đựng tiền của viện. Ngăn sau là giường ngủ của
thầy, cạnh giường ngủ dư được một khoảng trống. Kế đó là một bàn nước nhỏ. Ở
buồng sau có một cửa lớn mở ra dăy pḥng ăn của các chú tiểu và một cửa sổ
khác mở ra hướng nhà bếp của viện. Cửa lớn th́ thỉnh thoảng thầy dùng đến
khi muốn tránh ra ngoài gió, c̣n cửa sổ th́ không bao giờ mở ra. Tủ quần áo,
tủ thức ăn, đồ đạc linh tinh, được đặt ở buồng sau này. Ngoài ra c̣n có một
chiếc giường gỗ nhỏ vừa một người nằm đặt ở đây, nhưng trên giường chứa đầy
đồ đạc. Có lẽ trước kia, giường này dành cho chú tiểu nào đó hầu hạ thầy.
Nay không dùng để ngủ th́ thầy đặt đồ đạc linh tinh lên đó.
Thầy lôi từ buồng sau
lên một cái ghế xếp. Tự tay thầy căng ra, đặt dọc theo giường ngủ của thầy.
Thầy cũng cho tôi một cái gối và một tấm mền mỏng để đắp. V́ pḥng thầy có
cửa lưới nên khi ngủ, cả thầy và tôi đều không cần treo mùng. Thầy chỉ cái
ghế xếp bảo tôi hăy ngủ trên đó. Tôi dại khờ chưa biết phép tắc của chùa, cứ
nghĩ thầy như là cha, nên thầy vừa bảo xong là tôi leo lên ngay, nằm duỗi
chân duỗi tay ra một cách thoải mái trong khi thầy hăy c̣n đứng đó nh́n. Lúc
đó chưa đến giờ ngủ. Thường ngày, đến chín giờ rưỡi đêm th́ tới giờ hô canh.
Một vị có giọng tốt thỉnh báo chúng (một loại chuông báo có h́nh dạng
như hồng chung nhưng kích tấc nhỏ) hô bài kệ niệm Phật, tất cả đại chúng từ
trên ḥa thượng xuống dưới các chú tiểu và các d́ vải nhà bếp đều cùng hô
lớn câu niệm Phật ba lần rồi ngồi niệm Phật hoặc ngồi thiền nửa giờ đồng hồ
cho đến khi có kẻng báo chỉ tịnh (ngủ) mới xả thiền mà nằm xuống. Tôi
mới vào đâu biết lệ này, nằm lên ghế xếp là ngủ ngay. Cả viện niệm Phật vang
rền mà tôi không hay biết. Hơn nữa, suốt ngày đi dạo núi với mấy chú đến giờ
đó tôi cũng đă mệt lử rồi.
Ngủ đến khoảng nửa đêm
th́ tôi giật ḿnh thức giấc. Tôi chưa tỉnh táo để biết ḿnh đang ở đâu,
nhưng tôi đă có thể biết rất rơ rằng tôi vừa đái dầm v́ phần dưới quần tôi
âm ẩm, ngứa ngáy lắm. Thật là xấu hổ! Tôi sợ hăi và lúng túng không biết
phải giải quyết làm sao với vũng nước khai ngấy ở dưới chiếc ghế xếp cũng
như tấm mền đă ướt gần một nửa. Tôi nằm im mà nghĩ cách chứ không dám động
đậy sớm, sợ thầy tỉnh giấc. Một lát sau, tôi rón rén trở dậy, cuốn tấm mền
cho gọn lại một chút rồi luồn tấm mền xuống phía dưới ghế, vừa lau vừa chậm,
để sản phẩm nước dơ của ḿnh thấm trọn vào mền. Chỉ một lúc là khô hết. Tôi
không rơ mùi khai có c̣n vương lại hay không, nhưng đă khô được là tốt lắm
rồi. Xong việc đó, tôi c̣n phải suy nghĩ cách mang tấm mền ra khỏi pḥng
thầy. Đó mới là điều khó khăn. Mang ra khỏi pḥng này rồi đem đi đâu nữa?
Suốt hôm qua tôi đă quên hỏi chú Dũng chú Sung là chỗ giặt đồ của viện nằm ở
đâu. Ở gần nhà bếp có ba cái buồng tắm nhỏ th́ tôi đă biết, nhưng đó không
phải là chỗ giặt đồ. Huống chi giờ này đă khuya, tôi đâu biết đường ra ngoài
vào ban đêm, cũng như tôi không dám đi ra ngoài giặt mền một ḿnh. Nếu tôi
có thể làm được điều đó th́ sau khi giặt tôi phơi mền ở đâu để thầy không
biết? Một điều rất thực tế là từ nhỏ đến giờ, tôi chưa hề học cách giặt đồ
bao giờ, dù là giặt một cái áo nhỏ, nói chi cả tấm mền to như vậy! Tôi khổ
sở ngồi núp bên góc tủ sách để nghĩ cách tống cái mền ra ngoài. Viện chùa
rộng lớn nhiều ngơ nhiều ngách, tôi thực chưa biết đường đi. Tôi ngồi đó mà
muốn khóc, lo sợ đến giờ thầy thức dậy. Nghĩ măi không ra cách tôi bèn đem
giấu tấm mền ở dưới cái giường gỗ nhỏ ở buồng sau. Cứ nhét đại nó vào trong,
lấy chân lùa cho nó vào sâu hơn một chút. Tạm thời để nó nằm im đó cái đă,
nội nhật ngày mai hẵng tính chuyện đem nó ra ngoài. Xong, tôi trở lại chiếc
ghế xếp của ḿnh, tiếp tục đánh một giấc cho đến sáng, quên bẵng luôn chuyện
tấm mền nằm dưới chiếc giường gỗ. Và cũng từ năy giờ, tôi quên luôn là không
phải chỉ có nền đất và tấm mền là bị ướt mà c̣n có cái quần tây tôi đang bận
cũng chẳng được khô ráo ǵ cho lắm. Buổi khuya, ba giờ rưỡi, thầy thức dậy
theo tiếng hô canh niệm Phật của vị báo chúng. Thầy không đi tụng kinh mà
chỉ ngồi thiền trên giường. Sau đó, thầy đọc kinh sách tại bàn viết. Thầy
bảo tôi đi tụng kinh thời công phu khuya. Tôi yên ḷng khi thấy thầy không
tỏ dấu hiệu ǵ là biết chuyện tôi đái dầm cả. Vào pḥng của các chú tiểu,
tôi mở va-li lấy bộ đồ tây thứ hai ra thay. Cái quần tây dơ, chưa được khô
hẳn, tôi chẳng biết bỏ đâu cho kín, bèn nhét luôn vào va-li cho tiện, khỏi
phiền đến ai! Thời kinh buổi khuya tập trung gần ba chục vị thầy. Các chú
tiểu không bị bắt buộc phải tham dự nhưng các chú cũng bị gọi dậy để ngồi
học kinh. Tôi mê thích tụng kinh và v́ thầy có bảo nên cứ vào tụng. Chỉ một
ḿnh tôi là tiểu đứng tụng kinh chung với quư thầy trong khóa lễ này.
(Thực ra tôi chưa được cạo tóc và giữ năm giới nên chỉ được quư thầy gọi đùa
là tiểu-xi-vin hay tiểu cư sĩ). Tôi cũng thuộc ḷng thời kinh
toàn những thần chú phiên âm từ tiếng Phạn này. Quư thầy biết vậy ai cũng
khen. Tôi thích lắm, hănh diện lắm. Mới ngày đầu vào chùa đă tụng được hai
thời công phu ro ro th́ sao không hănh diện được. Nhưng thời kinh vừa dứt
th́ tôi nhớ ngay đến tấm mền giấu dưới chiếc giường gỗ. Người ta bảo đi tu
cực nhọc khổ sở lắm, hôm qua tôi chưa thấy khổ đâu. Hôm nay th́ biết khổ là
ǵ rồi! Chưa biết phải làm sao để tự cứu lấy cái khổ này!
Buổi sáng, sau khi làm
xong công tác được giao phó, chúng tôi đi ăn điểm tâm rồi bắt đầu cái công
việc nhàn rỗi nhưng kéo dài suốt ngày là: coi nhà. Chú Dũng và Sung coi phía
trước chùa (chánh điện); chú Sang và Thiệt coi dăy nhà cũ (bao gồm pḥng
tăng, pḥng học, thư viện và tịnh thất của ḥa thượng); chú Xuân và Thỏa coi
dăy nhà mới; c̣n tôi và Kính th́ coi pḥng khách. Suốt ngày chúng tôi ngồi
đó, không được chạy đi đâu. Vừa coi nhà, vừa học kinh.
H́nh như thầy vẫn chưa
phát hiện cái mền ướt nằm dưới giường gỗ. C̣n tôi, tôi vẫn không có cơ hội
nào trong ngày để lôi cái tấm mền đó ra. Tôi cũng chẳng biết nói với ai để
họ thông cảm và giúp đỡ tôi chuyện đó. Đái dầm đâu có phải là chuyện hay ho
ǵ để có thể bộc bạch với người khác. Cho dù mẹ tôi lên chùa, tôi cũng không
đủ can đảm để thưa với bà chuyện đó. Huống chi, bà có thể giúp ǵ được tôi
nếu không phải là thưa với thầy để xin phép được lấy tấm mền ra ngoài mà
giặt! Làm vậy th́ c̣n ǵ là bí mật của tôi nữa! Thầy mà biết rồi th́ có thể
những thầy khác, cho đến những chú tiểu trong chùa, cũng sẽ biết. Quê không
chịu nổi! Mặt mũi đâu mà sống, mà tu ở ngôi chùa lư tưởng này nữa!
Thầy chỉ mở cửa cho
tôi vào ngủ ban đêm. Ban ngày, nếu thầy không sai bảo th́ tôi không có cơ
hội nào để vào pḥng thầy cả. Có lúc thầy sai tôi vào lấy vật này vật nọ
trên bàn hay trong tủ. Có khi thầy sai tôi mang b́nh thủy xuống bếp lấy nước
sôi cho thầy. Những lần như vậy, vào rồi ra, có thầy ngồi trong pḥng hoặc
ngồi chờ ở ngoài pḥng khách, tôi có thể làm ǵ được! Tôi không nẩy ra được
chút sáng kiến nào trong việc giải quyết tấm mền ướt, mà cũng không đủ thời
giờ để thực hiện nếu có sáng kiến nảy ra. Tâm tôi âu lo suốt ngày hôm đó.
Đến tối, thầy tṛ vào pḥng chuẩn bị đi ngủ, thầy dạy tôi ngồi niệm Phật
(chứ không được ngủ sớm như đêm qua) nửa giờ đồng hồ theo lệnh báo chúng.
Tôi xuống buồng sau tự động lôi cái ghế xếp ra và chỉ lấy theo cái gối. Tôi
cũng không quên khom người nh́n xuống dưới giường gỗ xem có c̣n một đống mên
lù lù ở đó không. C̣n. Cái vật màu cứt ngựa đó hăy c̣n nằm yên trong bóng
tối. Vậy cũng tạm yên tâm trong đêm nay. Thầy chưa biết là tốt rồi. Thấy tôi
không mang mền, thầy hỏi:
“Sao không lấy mền ra
đắp?”
Tôi trả lời nhanh:
“Dạ… trời nóng quá.
Con ngủ như vầy cho mát,” nói xong bỗng thấy ngượng miệng, khó chịu trong
ḷng. Lần đầu tiên tôi dối thầy.
Thầy gật gù nh́n tôi
một lúc rồi nói:
“Ít hôm nữa đề thầy
nói thầy quản lư lục trong kho vải của viện xem có xấp nào cho con để may đồ
tu mà mặc cho thoải mái. Đồ tây chật chội quá phải không?”
“Dạ, bạch thầy mẹ con
đă may đồ tu sẵn cho con rồi. Mẹ con dặn khi nào thầy cho phép th́ mới lấy
ra mặc.”
“Vậy sao? Thầy cho
phép rồi đó, mai con lấy ra mà mặc.”
Ngày mai. Tôi sung
sướng mặc vào người bộ đồ tu mẹ tôi lo may từ tháng trước. Mẹ may cho tôi ba
bộ đều màu lam nhạt, loại vải tê-tơ-rông (tetron) rất đẹp. Tôi thích lắm và
tôi thật không biết diễn tả làm sao nỗi sung sướng của ḿnh ngày hôm ấy.
Chính lúc mặc áo quần tu vào người, tôi mới thấy ḿnh thật sự thuộc về chùa
và lập tức trở thanh một thầy tu nhỏ (Chiếc áo phải làm nên ông thầy
tu!). Lâu nay chỉ tạm thời và bây giờ th́ chính thức rồi đây. Đồ tôi mặc,
trong chùa gọi là đồ vạt khách (ngoài Trung, kể cả Nha Trang, gọi là vạt
ḥ). Quần th́ may đơn giản, hai ống, luồn giây thun hoặc giây thắt lưng (của
bọn tiểu như tôi th́ giây thun cho tiện). Áo th́ hơi giống ái bà ba của
người thôn quê nhưng đặc biệt có một vạt nhỏ nối với vạt bên trái, kéo qua
phía phải, có bốn cho đến sáu cái nút chạy dọc theo ba cạnh của vạt áo này
để cài vào vạt phải. Đồ vạt ḥ không có may ba bốn cái túi như áo bà ba mà
chỉ duy nhất một cái túi nằm giấu trong vạt áo nói trên. Vị trí của túi áo
nằm ở giữa ngực và bụng, phía bên phải, người khác không nh́n thấy được.Tôi
thích cái túi đó lắm. Nó lạ và hay hay mà kiểu áo của người đời không sao có
được. Nhà tu đâu có vật sản ǵ quư giá, nhưng nếu có th́ cũng không khoe ra
ngoài như người thế tục. Vị trí cái túi áo của nhà tu đă nói lên ư nghĩa đó.
Không phải chỉ nơi cái áo vạt ḥ mà cả nơi áo nhật b́nh, áo năm thân, áo
thông y, hậu… đều như vậy cả, tức là có cái túi nằm khuất bên trong hoặc nằm
ở vị trí rất lạ (như hai túi rộng ở hai ống tay của cái hậu, tức cái
áo tràng màu vàng dành cho quư thầy). Người đời không biết là nhà tu có túi.
Như vậy, cái túi của nhà tu tuy chẳng cất ǵ quư báu (có thể chỉ là một tờ
giấy ghi vài chữ vài câu ǵ đó để học, một ít tiền để đi xe, một ve dầu
nhỏ, hay chỉ là một cái khăn tay) nhưng nó cũng có vị trí và vai tṛ tế nhị,
kín đáo của nó, để ít ra cũng có một chỗ riêng tư nào đó cho nhà tu chứ!
Bộ đồ tôi mặc vào thấy
mát mắt lắm và cũng thích hợp cho không khí mùa hè nữa. Ai thấy tôi mặc đồ
tu cũng khen, nhất là mấy chú tiểu, cứ chạy theo sờ, đụng, chọc quê tôi
hoài:
“Úi da, đứt tay rồi!”
“Ḱa, ḱa, mấy con
ruồi đậu vô là bị trợt té hết, thấy chưa?”
Tôi thấy vui vui trong
ḷng, không chấp chi chuyện mấy chú chọc ghẹo. Tôi lên tŕnh diện thầy để
thầy biết tôi đă mặc đồ chùa chưa. Nhưng thầy đă làm tôi sửng sốt. Thầy nói:
“Ai may đồ cho con
vậy” Mẹ con hả?”
“Dạ mẹ con đưa cho sư
cô Yến may.”
“Không được. Vải tốt
quá. Làm chú tiểu mới tập sự chuyện tu không cần phải ăn mặc sang trọng như
vậy. Đem vứt hết đồ kiểu này đi.”
Tôi buồn rầu, xụ mặt,
dạ một tiếng rồi ủ rủ rút lui. Tôi đi được vài bước th́ thầy gọi giật lại:
“Này, đem mấy bộ đồ
của con cho mấy chú tiểu khác mặc. Chú nào mặc vừa th́ cho, mỗi chú một bộ.
Rồi thầy sẽ kiếm vải cho con may đồ khác. Ở đây có mấy thầy trong ban trực
pḥng may sẽ cắt đo và may đồ cho con. Nếu viện không có sẵn vải th́ thầy
mua cho con. C̣n nữa, đôi giép da kia cũng không được mang. Nói mẹ con mua
giép nhựa thay thế. Giép da đem cho mấy chú tiểu khác đi.”
Tôi ra ngoài. Trở về
pḥng ḿnh mà ứa nước mắt. Thầy có hứa chuyện may đồ khác cho tôi, tôi có
đem cho các chú tiểu khác đồ này th́ cũng không tiếc, nhưng nghe trong ḷng
chua xót tội nghiệp cho mẹ tôi. Mẹ tôi lo mua sắm, chăm chút cho tôi từng
món, bây giời bị thầy la, bảo đem cho hết, bảo sao không thương mẹ được! Mai
mốt mẹ lên chùa thấy đồ ḿnh may cho con mà chú tiểu khác lại mặc th́ dù có
bao dung đến đâu chắc mẹ cũng phải buồn.
Tôi về pḥng thay đồ
ra, lại mặc đồ tây vào. Thấy tôi có vẻ buồn chú Dũng e dè hỏi:
“Sao vậy? Bộ thầy chưa
cho mặc đồ tu hả?”
“Không phải, thầy
không cho bận đồ tốt.”
“Vậy th́ may đồ khác
hả? C̣n đồ này th́ sao?’
“Thầy biểu cho mấy chú
mặc.”
“Sao mấy chú khác mặc
được mà chú lại không được?”
“Tôi cũng chẳng biết
nữa. Thầy nói sao th́ nghe vậy thôi. Chú lấy đồ này mặc đi.”
“Không, tôi có đủ rồi.
Hay là… hay là đổi đồ mới lấy đồ cũ của mấy chú kia, khỏi cần may.”
“Ờ, đúng đó, nhưng chỉ
có chú mới vừa chứ chú Sung thấp hơn tôi làm sao đổi được. Đồ chú Kính th́
bộ nào cũng đỏ loét, tôi không thích đâu. C̣n các chú Sang, Thỏa, Thiệt th́
lại cao quá đâu có mặc vừa đồ của tôi. Thôi tôi với chú đổi lấy áo quần cho
nhau đi. Đổi đôi giép nữa nha, giép da này thầy cũng không cho tôi mang đó.”
Cả tôi và chú Dũng đều
không hiều nguyên do thầy cấm tôi mặc đồ tốt, giép tốt mà không cấm mấy chú
khác. Tôi đưa cả đồ của ḿnh cho chú Dũng, nhưng khi chú Dũng đưa quần áo
của chú cho tôi, tôi thấy là ḿnh không thể mặc được. Thứ nhất, áo quần của
chú Dũng ngắn củn cởn, chính chú mặc c̣n bị ngắn huống hồ tôi cao hơn chú
mấy phân. Thứ hai, đồ chú dơ quá, dính mực, dính mủ chuối, lốm đốm khắp trên
áo quần mà chính lúc mặc vào tôi mới để ư. Nhưng tôi không dám chê, sợ chú
buồn. Tôi cứ đưa đồ của ḿnh cho chú mặc c̣n đồ của chú, tôi nói rằng mặc
không vừa, xếp lại cất vào va-li. Tôi định bụng là cứ mặc đồ tây tạm thời
cho đến khi nào thầy hay mẹ may cho tôi đồ khác. Tôi không đưa hết đồ của
ḿnh cho chú Dũng mà giữ lại một bộ trong va-li để giữ chút kỷ vật của mẹ.
Tự dưng tôi muốn khóc khi nghĩ đến bàn tay chăm sóc của mẹ. Chính tay mẹ tôi
lựa vải cho tôi đó. Tôi biết nói sao với mẹ khi đem áo quần này cho hết. Tôi
không hiểu được ư thầy. Nếu thầy không đồng ư chuyện đi tu mặc đồ đẹp th́
sao thầy không bảo đem cất hết mà lại bảo đem cho các chú kia mặc, c̣n tôi
th́ không? Không hiểu được thâm ư của thầy, trong ḷng tôi hơi bất măn.
Nhưng, như đă nói ở trước, từ lần đầu tiên bái kiến thầy và Ḥa thượng Từ
Quang, tâm ư tôi đă biến đổi nhiều. Tôi muốn sống đời sống tuân phục. Tôi
muốn vâng lời thầy một cách chân thành, tân tụy. Tôi không buồn nghĩ về
chuyện thầy đối xử bất công với ḿnh nữa.
Vào ngày thứ ba, tôi
bắt đầu học luật Sa-di. Như vậy là nhanh lắm. Trong khi các chú tiểu để chỏm
vẫn c̣n học kinh mà tôi đă bước qua học luật là trường hợp khá đặc biệt rồi.
Thầy quản chúng cho tôi một cuốn Sa-di dày khoảng hai trăm trang (vừa âm vừa
nghĩa) để học. Tôi chỉ cần học thuộc ḷng phần âm Hán-Việt, c̣n phần nghĩa
th́ học sau theo chương tŕnh của Phật học viện Sơ hay Trung đẳng. Thầy quản
chúng biết hai đêm rồi tôi đă ngủ trong pḥng thầy Hải Tuệ nên thầy chia
công tác khác cho tôi. Như vậy, tôi không cần phải làm công tác quét dọn ở
Tổ đường và pḥng khách nữa mà làm “thị giả” cho thầy tôi. Chức thị
giả có nghĩa rất đơn giản là người hầu cận. Ở chùa, các vị ḥa thượng cao
niên, các vị trụ tŕ hay những vị lănh đạo giáo hội phải đảm đương nhiều
công việc, đều cần một thị giả để giúp đỡ những việc vặt vănh như pha trà,
dọn cơm, quét dọn pḥng riêng, theo hầu lúc ra đường, đi xa v.v… Thầy tôi là
người bận bịu nhiều công việc nhất của viện, nên cắt một người làm thị giả
cho thầy cũng là điều hợp lư. Trước đây thầy quản chúng cũng cắt một chú lớn
tuổi (khoảng mười tám, hai mươi) làm thị giả cho thầy tôi, nhưng chú ấy đă
đi vào Sài-g̣n học. Kể từ lúc đó, thầy quản chúng đă cắt cử một hai thầy trẻ
khác thay nhau đảm trách chức thị giả cho thầy tôi. Thầy tôi không muốn
phiền các thầy đang là học tăng theo học chương tŕnh của Phật học viện nên
từ chối nhận thị giả. Nay thấy thầy cho tôi ngủ trong pḥng riêng, thầy quản
chúng biết là việc chọn thị giả cho thầy tôi cũng đă đến lúc thích hợp. Vào
buổi cơm chiều, thầy quản chúng đă thưa với thầy tôi để hợp thức hóa chuyện
chọn tôi làm thị giả. Thầy tôi im lặng chấp nhận. Kể từ đó, tôi đảm trách
việc hầu hạ thầy suốt ngày đêm trong mọi sinh hoạt, cho đến giờ đi ngủ. Nhờ
ra vào thường xuyên nơi pḥng thầy, tôi có thể kiểm soát được cái mền xanh
từng giờ. Mỗi lúc thầy sai tôi vào pḥng lấy vật này vật nọ là tôi bước
xuống buồng dưới, nh́n xuống gầm giường xem c̣n cái mền nằm đó không. Chỉ
kiểm soát được như vậy chứ không biết làm cách nào tốt hơn. Mền c̣n nằm đó
tức là thầy chưa biết. Vậy là yên tâm rồi. Ngày nào cũng vậy, hễ không có
thầy trong pḥng th́ tôi khom người xuống để chắc ăn là cái mền chưa bị thầy
phát giác.
Công việc của tôi bắt
đầu từ bốn giờ sáng (sau khi đă ngồi niệm Phật nửa tiếng đồng hồ). Xuống bếp
lấy một b́nh nước sôi đem lên, pha vào bồn cho thầy rửa mặt súc miệng. Rồi
theo thầy đi tụng thời công phu khuya. Buổi sáng, tôi lo quét dọn trong
pḥng thầy rồi dọn cơm cho thầy ở bàn ăn cạnh Tổ đường (dành cho quư thầy
lớn, trong ban giám học). Trong khi thầy dùng cơm, tôi đứng phía sau để quạt
hầu. Ban ngày khi thầy tiếp khách, tôi cũng đứng phía sau hoặc lảng vảng gần
đó để chờ thầy sai bảo lúc cần. Công việc không nặng nhọc nhưng khiến tôi
không rảnh được lúc nào. Tôi đi đâu lâu một chút cũng không được. Cho nên,
trở lại chuyện cái mền xanh dưới giường, cho đến ngày thứ tư, thứ năm rồi mà
tôi vẫn chưa làm sao mang cái mền ra khỏi pḥng thầy. Từ lúc làm thị giả
chính thức, tôi nghĩ là tôi đă có cơ hội ra vào thường xuyên nơi pḥng thầy,
chắc là phải có lúc thuận tiện để kéo cái mền, mang ra ngoài. Nhưng một hai
ngày cố gắng, tôi vẫn chưa làm ǵ được. Tôi tự hỏi, mang mền ra ngoài rồi
đem đi đâu? Huống chi, mền của thầy tôi đâu được phép mang ra ngoài khi chưa
được phép thầy. Mà được phép th́ c̣n ǵ là “bí mật” nữa! Chưa hết,
chỗ giặt đồ là chỗ công cộng, làm sao tôi có thể giấu được cái mền khai
hoắc mà không làm những người chung quanh chú ư ?
Hai ngày trước tôi đă
theo chú Dũng đi giặt đồ nên tôi biết là chuyện giặt đồ không phải đơn giản
ǵ đâu. Phật học viện mùa hè thường bị thiếu nước. Viện thông báo cho tất cả
học tăng phải xuống núi để tắm giặt, c̣n nước của hồ chứa nước mưa cũng như
nước bơm được từ hồ lọc nước lên, phải dành ưu tiên cho nhà bếp và các vị
cao niên trong ban lănh đạo Phật học viện sử dụng. Xuống núi tắm giặt nghĩa
là phải đi theo cổng chính của Phật học viện để xuống chùa Phước Điền (nằm
giữa khu vườn rau dưới chân núi) hoặc băng hết con đường Hoàng hôn để qua
chùa Tỉnh hội (tức chùa Long Sơn). Lần đầu tôi theo chú Dũng xuống chùa
Phước Điền cho gần. Không biết chú Dũng học cách giặt đồ của ai. Dù sao, chú
nhỏ hơn tôi một tuổi mà đă biết tự lo th́ cũng đáng cho tôi nể phục và học
theo. Cách giặt đồ của chú đơn giản lắm: bỏ đồ dơ trong xô, đổ đầy nước vào
ngâm rồi đi tắm. Tắm xong, chú đứng vào xô dậm một hồi, rồi đổ nước ra thay
nước sạch vào. Lại dậm. Lại thay nước. “Khi nào thấy nước trong th́ biết là
đồ đă sạch rồi,” chú bày tôi như vậy, nhưng tôi thấy nước trong xô đồ của
chú h́nh như sẽ chẳng bao giờ được trong cả. Tôi nói:
“Sao giặt đồ dễ quá
vậy! Tôi nhớ hồi ở nhà, thấy chị ở giặt đồ h́nh như có xà-bông bột nữa mà?”
“Có xà-bông bột vô th́
đồ sạch hơn, nhưng cách giặt cũng giống như vậy đó.”
“À, dễ quá há.Vậy để
tôi giặt đồ của tôi. Í, mà tụi ḿnh đâu có xà-bông giặt. Mẹ tôi không mua
xà-bông cho tôi, chắc tại bà không biết là ở viện, tụi ḿnh phải tự lo
xà-bông giặt chứ viện đâu có cấp.”
“Không sao. Muốn giặt
sạch mà không cần xà-bông không? Theo tôi vô đây.”
Tôi ṭ ṃ đi theo Dũng
vào nhà bếp của chùa Phước Điền. Chú hỏi d́ vải xin một nắm tro đem bỏ vào
xô đồ của tôi. Tôi la lên:
“Ghê vậy! Dơ đồ hết!”
“Mô Phật, vậy mới sạch
đó,” nói rồi chú cúi xuống lấy ta khuấy cho tan tro trong xô đồ của tôi.
Xong chú vớt mấy cục than nhỏ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, lấy tay quậy một
hồi là lên bọt, ít thôi nhưng nước cũng nhơn nhớt y như có xà-bông. Xong
việc, chú ngước lên nói:
“Rồi đó, bước vô dậm
đi.”
Tôi làm theo mà thấy
lo lo, chẳng biết tro bếp có làm đen thâm áo quần của ḿnh không. Đang đứng
dậm th́ có một thầy trẻ cũng từ viện mang xô xuống giặt. Thầy ấy pháp danh
ǵ chẳng biết, chỉ thấy chú Dũng gọi là thầy Châu. Thầy cao và ốm nḥng, da
đen ngăm. Thấy tôi đứng dậm áo quần trong xô, thầy tức cười đến làm quen,
rồi thầy dạy tôi giặt đồ. Sẵn có xà-bông bột mang theo, thầy dạy tôi từ đầu
đến cuối công việc mà tôi muốn học này. Tôi học cách giặt đồ bằng bàn chải.
Dễ thôi, sau khi ngâm đồ trong nước có pha sẵn xà-bông bột, lấy từng cái áo
cái quần ra trải trên nên xi măng hay thềm giếng, dùng bàn chải mà chà.
Nhưng thầy Châu nói giặt đồ kiểu đó mau hư áo quần. Thầy khuyên nên ṿ áo
quần bằng tay, nhưng cách ấy tôi chưa làm được. Hơn nữa, ṿ bằng tay vừa đau
tay lại vừa mất th́ giờ quá, tôi và chú Dũng theo thầy trở về viện. Thầy
Châu dặn tôi mỗi ngày theo thầy đi tắm giặt. Vậy là đă yên tâm về chuyện
giặt đồ. Nhưng như vậy cũng chẳng có nghĩa là chuyện cái mền xanh đă giải
quyết xong. Tôi đâu dám nói với thầy Châu “chuyện riêng” của ḿnh.
Ngày hôm sau, thầy Châu xách xô nước đi ngang qua pḥng khách ngoắt tay rủ
tôi đi tắm giặt. Lần này thầy đưa tôi qua chùa Tỉnh Hội v́ nói rằng tắm
giặt bên ấy có nước phông-tên khỏe hơn là phải xách nước giếng của chùa
Phước Điền. Vậy là tôi đă biết được cách giặt đồ cũng như hai chỗ để đi tắm
giặt. Tôi đă có thể tự lo cho ḿnh về việc ấy nhưng tâm tôi càng lúc càng
khổ đau nhiều v́ chuyện cái mền. Dù đang làm bất cứ việc ǵ trong ngày tôi
cũng không sao quên được là có cái mền nằm một đống dưới giường gỗ của thầy.
Tâm tôi bất an, lo sợ, buồn khổ. Đêm ngủ trong pḥng thầy, tôi cứ giật ḿnh
thức dậy suy nghĩ mà vẫn chưa đủ thông minh để t́m cách giải quyết nó. Nếu
là mền của tôi th́ đâu có ǵ phải lo, không giặt được th́ đem vất đại ở
ngoài núi, có ai biết đâu. Đàng này, mền đó là của thầy. Tôi lo sợ đến nỗi
dù đă niệm Phật trước khi ngủ mà cứ nằm thấy ác mộng: thấy ḿnh đái dầm trên
một cái mền khác của thầy cho mượn!
Vào ngày thứ tư, mẹ
tôi mới lên chùa và biết được là tôi cần may đồ khác với loại vải xấu, rẻ
tiền theo lời thầy dặn. Tôi chẳng biết phải an ủi sao cho mẹ khỏi buồn th́
bà tự động nói với tôi:
“Thầy muốn con học
sống đơn giản, b́nh dị ngay từ nhỏ cho quen.”
“Vậy hả mẹ? Mà sao
thầy không cấm mấy chú kia. Sao chú Dũng mặc đồ của con thầy đâu nói ǵ?”
“Các chú ấy là đệ tử
của các thầy khác, do các thầy khác chịu trách nhiệm dạy dỗ. Nếu thầy cấm
mấy chú ấy th́ đụng chạm các thầy kia. Con là đệ tử của thầy th́ thầy dạy
con theo ư của thầy.”
Chưa biết có phải đó
thực là ư của thầy tôi không, nhưng mẹ tôi giải thích cũng hợp lư lắm, tôi
tin vậy và thấy vui vẻ chứ không buồn nữa. Mẹ tôi lên thăm tôi lần này có
mang cho tôi một giỏ đồ nhỏ, trong đó có nhiều thứ bánh trái và thêm ít vật
dụng cần thiết cho tôi. Tôi thích lắm. Thích không phải v́ tôi thiếu thốn,
nhưng v́ được mẹ chăm sóc. Phải, tôi cần sự chăm sóc. Dù có vói đến một lư
tưởng cao vời nào đi nữa th́ lúc ấy tôi vẫn cứ là một đứa bé, vắng nhà mấy
ngày là thèm ṿng tay, ánh mắt và cử chỉ chăm sóc của mẹ hiền. Nhưng nơi đây
vào lúc này, tôi chỉ được ngồi bên cạnh mẹ, nghe mẹ hỏi thăm cách sinh hoạt
hằng ngày của tôi và dặn ḍ điều này điêu nọ, chứ không phải để lộ t́nh mẫu
tử như lúc c̣n ở nhà nữa. Mẹ hỏi ăn uống ngủ nghỉ có đầy đủ không mà thấy ốm
xanh vậy. Tôi muốn ứa nước mắt, định kể lại câu chuyện cái mền xanh, nhưng
cố kềm lại, không khóc, không nói. Đă xuất gia rồi, phải biết tự lo, đừng
làm mẹ phải bận tâm, buồn phiền, tôi tự nhủ như vậy. Mẹ nghĩ là tại tôi ăn
chay không đủ chất dinh dưỡng. Trước khi ra về, mẹ xuống bếp nói chuyện to
nhỏ ǵ đó với các d́ vải.
Chiều, khi mẹ xuống
núi, tôi đứng nh́n theo, chảy nước mắt, không kềm được. Bỗng nghe tiếng thầy
gọi, tôi giật ḿnh lau vội nước mắt, xách cái giỏ nhỏ mẹ mới cho từ sân đi
nhanh vào pḥng thầy. Vừa đi tôi vừa suy nghĩ: giọng thầy không được vui,
chắc thầy đă phát giác ra cái mền ướt ủ dưới giường. Thường ngày, thầy không
có th́ giờ rảnh nên chẳng bao giờ thầy xuống buồng sau. Hôm nay chắc cần vật
ǵ đó khi tôi đang ngồi với mẹ nên thầy đích thân xuống buồng sau th́ phải.
Tim tôi đập mạnh, sợ hăi bước đến gần thầy. Thầy nh́n tôi một lúc rồi dạy:
“Đă xuất gia rồi phải
tập cho tâm chí dũng mănh lên, không có sướt mướt ủy mị như con gái được.
Chắc tại hồi đó con gần gũi học kinh với mấy ni cô nên lây cái tánh con gái
chứ ǵ! Có phải khi năy mẹ con về, con đă đứng khóc không? Muốn về theo mẹ
hay muốn tiếp tục tu?”
“Dạ muốn tu.”
“Muốn tu th́ phải cứng
rắn, lần sau gặp mẹ không được nói chuyện lâu cả giờ rồi bịn rịn đưa tiễn
nữa, nghe không? Cái ǵ vậy? Cái giỏ ǵ cầm trên tay?”
Tôi tŕnh cái giỏ lên
thầy. Thầy nh́n vào xem rồi bật cười, xách ra ngoài. Tôi theo thầy bước ra
pḥng khách, không biết chuyện ǵ sắp xảy ra. Thầy ngồi vào bàn, bảo tôi đi
gọi hết các chú tiểu tập trung tại Tổ đường. Tôi chạy đi kêu các chú mà
trong ḷng thấy hoang mang bất ổn. Phải mất gần hai mươi phút tôi mới gọi đủ
được bảy chú.
Chúng tôi đứng xếp
thành hai hàng, chắp tay chờ thầy dạy. Thầy cười nói:
“Hôm nay có đạo hữu
dưới phố lên mang biếu chú Khang một giỏ đồ. Theo tinh thần lục ḥa,
tức là phải biết sống ḥa đồng và chia sẻ cùng nhau mọi lợi ích tinh thần
lẫn vật chất, chú Khang muốn chia sớt giỏ đồ này với các chú để anh em cùng
vui với nhau.”
Nói rồi, thầy soạn đồ
trong giỏ ra, vật dụng như ca, muỗng, xà-bông, bút tập… th́ giữ lại cho tôi;
thức ăn th́ chia đều cho tám chú, kể cả tôi. Phần thức ăn có bánh kẹo đủ thứ
lại thêm hai hộp phô-ma đầu ḅ (là món tôi thích nhất) mỗi hộp sáu miếng
nhỏ, vị chi mười hai miếng. Thầy chia mỗi chú một miếng, kể cả tôi. C̣n lại
bốn miếng, thầy chia cho bốn chú nhỏ là tôi, Dũng, Sung, và Kính. Thầy bảo
lột ra ăn tại chỗ cho thầy thấy. Các chú không biết đó là ư thầy chứ không
phải là ư tôi, nên nhận quà vui vẻ, đứng lột ăn. Thầy nh́n tôi quan sát. Ban
đầu tôi hơi bất măn, lột cái bao giấy bạc của miếng phô-ma ra mà dở khóc dở
cười. Nhưng khi thấy các chú ăn ngon lành, ḷng tôi bỗng hân hoan sung sướng
trong ḷng như chính ḿnh đă đem lại niềm vui chung này chứ không phải do
thầy sắp đặt.
Tối hôm đó, tôi vào
pḥng thầy để quét dọn sơ trước khi ngủ th́ phát giác ra rằng cái mền xanh
không c̣n nằm dưới giường nữa. Tôi tái mặt, hoảng hốt, không biết phải làm
sao. Vậy là thầy đă biết chuyện. Tôi xấu hổ muốn tránh mặt thầy luôn nhưng
làm sao có thể tránh được ngoại trừ bỏ chùa đi, không tu nữa! Tôi lặng lẽ
quét dọn xong, ra trước hiên chùa ngồi thừ một đống, chẳng biết tính sao.
Mặt mũi nào mà nh́n thầy nữa! Tôi nghĩ chút nữa vào ngủ, thầy sẽ đem chuyện
đó ra, rầy tôi một trận. Không có lư lẽ nào để có thể bênh vực được cái tội
của tôi cả. Điều xấu hổ nhất là để cho chính thầy phải dọn dẹp cái vật ḿnh
đă làm dơ, một điều bất kính, vô lễ khó tha thứ! Tôi mặc áo tràng bước vào
chính điện, lặng lẽ thắp nhang lạy Phật sám hối một ḿnh.
Đến giờ niệm Phật chỉ
tịnh, tôi rón rén bước vào pḥng. Thầy hăy c̣n lo việc sổ sách tại bàn
viết, thấy tôi vào, thầy ngưng một lúc như t́m một câu ǵ để nói. Tôi đứng
một bên chắp tay chờ thầy la rầy, chỉ dạy. Nhưng thầy không đá động ǵ đến
chuyện cái mền cả mà lại hỏi:
“Hồi chiều thầy đem đồ
của con chia cho các chú, con có buồn không?”
“Bạch thầy, không.”
“Xuất gia rồi th́ các
chú, các thầy trong viện hay ở bất cứ chỗ khác cũng đều là anh em với ḿnh.
Có lợi lộc ǵ th́ cũng chia sớt với nhau cho trọn t́nh anh em. Người xuất
gia không có tài sản riêng. Chỉ lấy trí tuệ và mục tiêu giải thoát làm sự
nghiệp của ḿnh.”
Tôi sung sướng đón
nhận lời dạy vàng ngọc của thầy mà muốn ứa nước mắt. Thầy không nói nhiều,
lâu lâu mới có vài lời như vậy mà câu nào cũng thấm thía vào xương tủy tôi,
chấn động cả tâm tư tôi. Tôi im lặng đứng đó chẳng biết nói ǵ th́ thầy đưa
tôi một tờ giấy bảo đọc thầy nghe. Đó là bài thơ của thi sĩ Huyền Không do
thầy chép lại ở đâu đó, không có tựa đề. Bài chỉ tám câu nhưng không biết
sao sau nhiều năm, dù có đọc lại nhiều lần tôi vẫn chỉ nhớ có sáu câu, có lẽ
v́ hai câu chót không được hay lắm. Tôi đọc:
“Gót
đạo sĩ bốn phương trời rảo bước
Cơi
ta-bà chẳng phải nhà ta
Một
ḿnh đi với b́nh bát ca-sa
Đói xin
ăn, dưới gốc cây nằm ngủ
Mùi phú
quư mặc ai người hưởng thụ
Bă vinh
hoa ta nào có tiếc ǵ…”
Thầy ngồi lắng nghe,
gật gù tán thưởng như mới nghe lần đầu. Rồi thầy nói:
“Đó là ước nguyện của
thầy. Đôi lúc thấy muốn làm đạo sĩ lang thang như vậy, nhưng đă lỡ gánh
trách nhiệm cho Giáo hội và Phật học viện, chắc không bao giờ thầy thực hiện
được…”
Đó là lần đầu tiên
thầy bộc lộ tôi nghe chút cảm nghĩ và tâm sự riêng tư của thầy. Tôi đọc thơ
rồi nghe thầy phân tích một cách say sưa mà quên luôn chuyện cái mền thầy đă
dẹp cho tôi. Đến khi hai thầy tṛ cùng ngồi niệm Phật, rồi nằm xuống chuẩn
bị ngủ, tôi mới sực nhớ lại là thầy đă không hề la rầy chi chuyện ấy. Chắc
nhiều việc quá thầy quên. Ngày mai thầy sẽ nhớ. Tôi không ngủ được. Nằm suy
nghĩ về lời dạy của thầy rồi lại suy nghĩ về cái mền. Thầy đem đi giặt lúc
nào? Thầy phơi mền ở đâu? Thầy đă âm thầm làm việc đó cho tôi mà không chút
bực bội, trách cứ sao?
Đang gác tay lên trán
suy nghĩ mông lung như vậy bỗng thấy tay thầy nắm lấy cánh tay tôi gỡ nhẹ
khỏi trán. Tôi giật ḿnh quay về hướng thầy. Thầy nói nhỏ:
“Con chưa ngủ được
hả? Con có biết phép tự kỷ ám thị không? Phép đó có thể hiểu như là cách
dùng tư tưởng và ư chí để tự dặn ḿnh làm một điều ǵ đó. Rất công hiệu.
Chẳng hạn con ngủ mê không thức dậy được lúc báo chúng ba giờ rưỡi th́ mỗi
tối trước khi đi ngủ, con tự dặn chính ḿnh rằng ‘ba giờ rưỡi tôi thức dậy.’
Dặn ḿnh với ư chí quả quyết, ba giờ rưỡi con sẽ dậy, không sai chút nào.
Đó là ví dụ thôi, con có thể đem áp dụng cho nhiều chuyện khác nữa. Chẳng
hạn con có thể tự ám thị rằng, tôi nhất quyết không giật ḿnh giữa giấc th́
con sẽ được ngủ ngon đến giờ qui định. Người ta c̣n có thẻ dùng phép tự kỷ
ám thị để kiểm soát những chuyện thuộc sinh lư, bản năng, như ăn, uống, đói,
no, khát… tiểu tiện, đại tiện v.v … Gặp lúc đói bụng mà không có cơm ăn, con
có thể ám thị rằng tôi no, tôi no quá, th́ con sẽ không thấy đói. Bây giờ
con áp dụng thử đi, tự dặn con hăy làm những ǵ con muốn và đừng làm những
ǵ con không muốn, rồi con sẽ ngủ ngon.”
Theo lời dạy của thầy
tôi duỗi hai tay dọc theo thân ḿnh. Nhắm mắt, buông bỏ mọi tư tưởng, để tâm
vắng lặng một lúc. Rồi tôi tự ám thị với ḿnh rằng: “Tôi sẽ thức dậy đúng
giờ báo chúng. Tôi nhất quyết không đái dầm trong khi ngủ.” Tôi ám thị một
ḿnh như vậy rồi bắt đầu ngủ.
Nỗi buồn lo sợ hăi của
tôi mấy ngày qua, đến bây giờ mới thực sự được sự bao dung của thầy giải bỏ
cho. Tôi sung sướng mỉm cười mà ngủ.
Qua ngày hôm sau, tôi
thấy cái mền xanh của thầy được xếp gọn gàng, đặt trên giường gỗ ở bàn sau.
Tôi ṭ ṃ cầm cái mền lên ngửi. Chỉ có mùi xà-bông hay thuốc tẩy là c̣n
phảng phất trên đó. Tôi không biết thầy đă nhờ ai giặt cái mền này. Suốt
ngày tôi hầu thầy làm sao thầy có th́ giờ đi giặt đồ mà tôi không biết. Hay
là thầy đă thức giấc nửa khuya khi tôi đang say ngủ để đi giặt đồ một ḿnh?
Thôi th́ dẫu sao chuyện cũng qua rồi. Điều quan trọng là đừng để xảy ra lần
nữa.
Chiều, tôi vào lại
pḥng thầy th́ cái mền không c̣n nằm đó nữa. Có lẽ thầy đem cất vào tủ. Thầy
không muốn để tôi nh́n thấy cái mền đó mà sinh mặc cảm th́ phải. Thầy đâu có
quên. Nếu thầy có ư muốn la rầy tôi chuyện đó th́ lúc xếp cái mền và lúc đem
cất nó, thầy phải nhớ chứ không thể quên được. Hai thầy tṛ cùng mặc nhiên
bỏ qua chuyện đó, coi như chưa hề xảy ra. Hay chỉ xảy ra như trong một giấc
mộng.